Bệnh cúm gia cầm – hay là bệnh thường xảy ra hiện nay còn gọi là cúm A/H5N1, nguyên nhân chính do vi rút cúm A/H5N1 gây ra. Có thể nói đây là bệnh rất dễ lây lan, và cũng dễ tái phát, hiện nay cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể gây chết người và các loại gia cầm hàng loạt. Chính vì vậy người chăn nuôi cần phải hết sức cẩn thận và đề phòng trước sự tái phát của dịch cúm hiện nay.
Các hộ chăn nuôi cũng cần hạn chế vận chuyển, đồng thời ngăn ngừa tiếp xúc với các loài chim hoang dã, tự bảo vệ trang trại. Cũng như đảm bảo sạch sẽ, hạn chế khách vào thăm trang trại, khử trùng thường xuyên. Bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu những biện pháp hữu hựu được các chuyên gia thú y chia sẻ để phòng tránh các bệnh cúm hay gặp ở gia cầm.
Mục Lục
Chăm sóc nuôi dưỡng là điều rất cần thiết
- Về nhiệt độ: Phải đủ ấm. Trong 3 ngày đầu nhiệt độ trong quây từ 30-350C. Những ngày sau nhiệt độ giảm mỗi ngày 10C cho đến khi nhiệt độ đạt 20-250C. Hoặc có thể quan sát sự phân tán đàn gia cầm trong quây úm để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
- Về ăn, uống: Cho gia cầm ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn, lứa tuổi của từng đối tượng. Và phương thức, mục đích chăn nuôi gia cầm nuôi. Sau 02 tuần, nếu thời tiết ấm có thể thả gia cầm ra vườn, ra ao có hàng rào bao quanh. Cung cấp đầy đủ nước sạch và thức ăn tinh cho đàn gia cầm.
Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho gia cầm
Cần đảm bảo chuồng trại và hạn chế vận chuyển
Các bác sĩ thú y Anh và các cơ quan quản lý tương tự ở một số khu vực khác của châu Âu. Đã ra lệnh cho những người chăn nuôi cần nhốt đàn gia cầm để bảo vệ chính họ. Những biện pháp này nhằm mục đích giữ cho đàn gia cầm tách khỏi những đàn chim di cư hoang dã. Được cho là nguồn lây lan virus. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết. Các quốc gia dọc theo đường chim di cư đều có nguy cơ lây nhiễm.
Tránh sự tiếp xúc với chim hoang dã
Biện pháp để tránh khỏi các loài chim hoang dã cần phải đảm bảo phúc lợi động vật. Một số loài gia cầm, chẳng hạn như ngỗng hoặc đà điểu. Sẽ không thể dễ dàng nhốt chúng vào chuồng. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là cần thực hiện các biện pháp để ngăn chặn chim hoang dã. Như đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống không bị chúng tiếp xúc.
Trang trại được đảm bảo an toàn
“Ngay cả khi gia cầm được nuôi trong trang trại, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, trang trại chăn nuôi luôn luôn phải đảm bảo an toàn sinh học tốt”. Nigel Gibbens, bác sĩ thú y đầu ngành của Anh cho biết. Một số đàn gia cầm có thể có thể tiếp xúc với các loài chim hoang dã, trong khi bay. Do đó, người chăn nuôi cần phải tự bảo vệ trang trại bằng cách kiểm soát chặt chúng.
Ðảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Một biện pháp tốt để giúp ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh. Cũng là thực hiện các bước vệ sinh để giữ chuồng nuôi sạch sẽ. Bao gồm khử trùng tất cả các chuồng nuôi một cách thường xuyên. Ðối với các nhà chăn nuôi gia cầm thương mại. Chuồng nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng vào cuối chu kỳ sản xuất.
Hạn chế sự vào ra vào của con người ở trang trại
Những người khách di chuyển giữa các đàn gia cầm. Có thể là một yếu tố chính trong việc lây lan dịch bệnh. Nếu những con gia cầm hoang dã bị nhiễm bệnh đang ở trong khu vực đó. Vì vậy, chủ trang trại nên giảm sự ghé thăm của con người. Hạn chế các di chuyển các phương tiện. Hoặc thiết bị đến và đi từ những khu vực nuôi gia cầm. Việc giữ các thiết bị thiết yếu trong chuồng nuôi giúp giảm số lượng các chuyến đi cần thiết giữa các trại.
Khử trùng thường xuyên
Nếu không thể giảm sự di chuyển của mọi người, chủ trang trại vẫn có thể bảo đảm an toàn sinh học. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm. Bằng cách làm sạch và khử trùng thiết bị, phương tiện và giày dép. Chủ trang trại nên giữ một bộ quần áo và giày riêng biệt để thăm đàn gia cầm. Việc khử trùng sẽ tốn ít chi phí mà vẫn cho phép người khác vào trang trại mà không ảnh hưởng tới đàn.
Báo cáo với bác sĩ thú y khi có dấu hiệu bất thường
Bộ Môi trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn Anh (Defra) cung cấp bản tóm tắt các triệu chứng cúm gia cầm ở gia cầm. Bao gồm: Sưng đầu, cổ và họng nhạt màu, chán ăn, suy hô hấp, tiêu chảy và ít trứng hơn (các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi loài). Vì vậy, Defra khuyến cáo người nuôi cần báo với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu có những nghi ngờ về đàn vật nuôi, hành động nhanh chóng. Sẽ giúp bảo vệ các đàn khác trong khu vực trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra.