Gà Đông Tảo là một trong những cái tên “hot” trên thị trường thịt gà hiện nay. Giống gà này vốn rất quý hiếm và có giá trị cao, nên được nhiều người đầu tư chăn nuôi. Việc chọn giống nuôi gà thường sẽ bắt đầu từ khi gà 1 tháng tuổi. Đây cũng là giai đoạn người nuôi cần chú ý từ cách chọn giống; chăm sóc; ăn uống;… để gà con phát triển khỏe mạnh và cho thịt mềm ngon. Hãy cùng artiocom.com tìm hiểu về đặc điểm, cũng như cách chăm sóc cho giống gà nay tại giải đoạn 1 tháng tuổi nhé!
Mục Lục
Đặc điểm gà Đông Tảo 1 tháng tuổi
Gà Đông Tảo hay còn được gọi gà Đông Cảo là giống gà quý hiếm. Chúng có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Thuở xưa, loài gà nuôi cổ truyền này thường được người dân dùng làm vật phẩm tiến Vua, các bậc quý tộc hoặc dùng làm đồ cúng tế. Gà Đông Tảo có giá trị cao do chất thịt mềm ngọt, không quá dai lại không có gân. Thịt chúng được người ta dùng để bóp thính; hầm thuốc bắc; hay đơn giản là hấp lên chấm với muối tiêu chanh đều ngon hết sẩy.
Thời điểm gà 1 tuổi, bạn rất khó để phân biệt được gà lai và gà thuần chủng. Vì thế, nếu muốn tìm con giống tốt, bạn nên tìm cơ sở uy tín, lâu năm để chọn được giống chất lượng.
Một tháng tuổi là giai đoạn gà vẫn chưa thực sự cứng cáp, lông tơ vẫn đang phát triển nhiều. Vì vậy, gà chịu lạnh rất kém. Mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau. Trọng lượng gà lúc này khoảng 300 – 400g. Chúng ăn cũng rất khỏe và hoạt bát.
Chọn thức ăn cho gà
Thời điểm này, gà Đông Tảo thuần chủng 1 tháng tuổi cần được bổ sung rất nhiều tinh bột và các chất khoáng cần thiết để phát triển cơ thể. Bạn nên cho gà ăn cám mảnh có kèm cơm, thóc hoặc ngô mảnh. Điều này giúp gà con tập quen dần với thức ăn mới. Lưu ý, bạn nên cho gà ăn vừa phải, không nên cho ăn quá nhiều; nếu không gà dễ mắc bệnh phân trắng.
Bên cạnh đó, gà 1 tháng tuổi cũng cần bổ sung nước đầy đủ. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và châm nước vào máng uống cho gà; đảm bảo gà luôn có đủ nước uống (đặc biệt khi cho gà ăn). Nên chú ý nếu gà Đông Tảo con có bệnh đi ngoài, thì các bạn nên hòa thuốc kèm với nước để cho gà uống.
Trước khi châm nước mới vào bình phải loại bỏ nước cặn trong bình. Bạn có thể dùng nước mưa, nước máy cho gà uống; trường hợp dùng nước giếng thì phải đảm bảo tiêu chuẩn nước.
Cách chăm sóc gà Đông Tảo 1 tháng tuổi
Ủ ấm cho gà
Tùy theo độ tuổi của gà mà bạn có kỹ thuật nuôi hợp lý. Ở 1 tháng tuổi, lông gà con ít nên chịu lạnh rất kém. Do đó, bạn cần ủ điện cho chúng cả ngày lẫn đêm; và nên nuôi nhốt. Ngoài ra, mật độ nuôi nên giữ 10 con/m2, vì mật độ đông sẽ giúp giữ ấm cho cả đàn gà.
Thời gian chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng cho gà nên đạt 18 tiếng một ngày. Ánh sáng dùng vào các thời điểm trong ngày cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Ban ngày: nên sử dụng ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt buổi trưa, bạn nên đưa gà ra ngoài sưởi nắng tự nhiên, thay vì nhốt chúng trong chuồng.
- Ban đêm: nên thắp sáng bằng bóng điện loại 4U trong 4 – 6 tiếng; và từ 18 giờ đến 22 giờ. Trong trường hợp thời tiết thay đổi, gà có biểu hiện lạnh (dồn đống) thì thắp bóng đèn tròn 75W để sưởi ấm cho đàn gà. Treo đèn cao so với nền chuồng 1 – 1,5m; và mỗi bóng cách nhau 25 m2.
Ăn uống
Cho gà con ăn 4 lần/ngày. Lần 1: sáng 07h30 (40%); lần 2: 10h30 (20%); lần 3: 13h 30 (15%); và lần 4: 16h30 (25%). Khi gà đạt trọng lượng khoảng 300 – 350g, gà ăn nhiều là chuyện bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn, để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.
Máng ăn, máng uống nên đặt liền nhau; bình quân 30 – 40 con/máng, treo cao 5 – 10cm so với nền chuồng. Bạn nên sử dụng kiểu máng tròn có đường kính 15cm. Thêm vào đó, máng ăn và máng uống cũng phải được giữ sạch sẽ.