Trong chăn nuôi gà, có nhiều cách để làm chuồng nuôi khác nhau, như: chuồng nuôi hở; nuôi thả vườn; chuồng nuôi sắt/thép trong nhà;…Tuy nhiên, theo sự phát triển của công nghệ thì chuồng lạnh nuôi gà đã ra đời. Kiểu chuồng này áp dụng tự động hóa hầu hết các công việc “tay chân”, giúp người nuôi tiết kiệm chi phí nhân công lẫn thời gian chăm sóc. Ngoài ra, chuồng lạnh nuôi gà còn có thể điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng để giữ ấm hoặc làm mát; giảm thiểu lây lan bệnh tật trong đàn và bảo vệ môi trường sống của gà nuôi tốt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bố trí xây dựng; cũng như ưu điểm của loại chuồng nuôi đang dần phổ biến này nhé!
Mục Lục
Xây dựng chuồng lạnh nuôi gà
Kích thước chuồng nuôi và thiết bị
Đối với chuồng lạnh nuôi hai tầng, kích thước mỗi tầng khoảng 10×60 (m); và đặt theo hướng đông tây là tốt nhất. Chuồng có thể chứa được 12.000 con gà.
Thiết kế khoảng trống từ quạt hút đến nơi gà ở phải rộng 1×10 (m); khoảng trống từ giàn lạnh đến khu gà khoảng 2×10 (m); khoảng không gian để lấy gió của hệ thống giàn lạnh là 3×10 (m); diện tích nhà kho là 6×10 (m). Xung quanh chuồng gà bạn nên chừa hành lang rộng 2m để vận chuyển thức ăn, đi lại, và chăm sóc đàn gà.
Một đầu của chuồng nuôi có hệ thống quạt hút lớn, đường kính 1,4 – 1,5m. Đầu còn lại có hệ thống làm mát từ nước. Khi hệ thống quạt hút làm giảm nhiệt độ bên trong chuồng nuôi không theo yêu cầu, bộ cảm biến bên trong sẽ tự động kích hoạt hệ thống làm mát cho vật nuôi. Nhiệt độ trong chuồng nuôi được điều chỉnh giảm dần theo độ tuổi của gà.
Bố trí quạt hút
Cách tốt nhất để giữ nhiệt ổn định thích hợp là gắn bộ điều khiển nhiệt độ tự động trong chuồng để tắt mở quạt hút, và máy bớm nước giàn lạnh. Để giúp chuồng gà được thông thoáng, có thể sử dụng số quạt hút theo tuần tuổi của gà:
- 1 tuần tuổi: sử dụng 2 quạt ban ngày
- 2 tuần tuổi: sử dụng 4 quạt ban ngày và 2 quạt ban đêm
- 3 tuần tuổi: sử dụng 6 quạt ban ngày và 4 quạt ban đêm
- 4 tuần tuổi: sử dụng 8 quạt ban ngày và 6 quạt ban đêm
- 6 – 7 tuần tuổi: sử dụng 12 – 14 quạt ban ngày và 10 – 12 quạt ban đêm
Số lượng tấm làm mát
Tấm làm mát được làm từ giấy ép keo dạng tổ ong, giúp làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí khi đi qua tấm làm mát. Giàn làm mát được lắp phải nằm ở bên đầu hông chuồng hoặc đầu hồi chuồng. Xác định số lượng tấm làm mát cần thiết trong chuồng phụ thuộc vào số lượng quạt thông gió lắp trong chuồng. Thông thường mỗi một quạt gió sẽ cần 5 – 6 tấm làm mát.
Vệ sinh chuồng sau xây
Chuồng xây xong, mỗi tầng đổ một lớp trấu dày 1cm trên sàn; pha 1 lít thuốc All-cide với 400 lít nước sạch để phun sát trùng bên trong và cách xa bên ngoài chuồng 5m. Với chuồng cũ cần làm sạch lớp chất độn có phân trên sàn và quét mạng nhện; xong đổ lớp trấu mới rồi phun thuốc sát trùng.
Ưu điểm của chuồng lạnh nuôi gà
Kiểm soát dịch bệnh tốt
Chăn nuôi theo mô hình chuồng lạnh nhằm đưa khoa học kỹ thuật cao vào chăn nuôi; và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với hệ thống quản lý nhiệt độ; ánh sáng; thức ăn; nước uống;… hoàn toàn tự động. Điều này giúp các trại ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm bệnh từ bên ngoài. Từ đó, bạn có thể hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.
Nuôi gà chuồng lạnh cũng giảm thiểu rất nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hệ thống này có khâu vệ sinh chuồng trại tốt; nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo; và giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tiết kiệm chi phí
Nuôi gà phòng lạnh còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người nuôi; do có hệ thống cho ăn tự động. Mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc hàng ngày. Ngoài ra, do xây dựng kiên cố nên thời gian sử dụng trại gà lạnh có thể lên tới 10 – 15 năm. Trong khi trại gà hở chỉ sử dụng được 2 – 3 năm là xuống cấp; có khi còn phải làm lại và tốn nhiều lần sửa chữa.
Hoàn toàn tự động
Trại gà nuôi theo công nghệ chuồng lạnh phải đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố. Tất cả nguyên liệu làm tường, làm mái phải là nguyên liệu cách nhiệt. Khung nhà được làm bằng sắt.
Chuồng nuôi gà theo công nghệ lạnh có hệ thống làm mát; hệ thống cho ăn tự động; máng uống tự động; hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ không khí bên trong; đệm lót sinh học; hệ thống di chuyển phân; máy phát điện dự phòng;… Việc tự động hóa giúp cho chăn nuôi gà dễ dàng hơn, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, vệ sinh chuồng gà cũng được đảm bảo, giúp gà lớn lên khỏe mạnh và thịt có nhiều dinh dưỡng hơn.