Mặc dù, tôm càng xanh là một loại thủy sản mang lại lợi nhuận không cao như các loài tôm nước lợ khác. Tuy nhiên, do ít rủi ro dịch bệnh trong thời gian nuôi. Nên thu nhập của người nuôi tôm càng xanh quy mô lớn ổn định. Trong quy trình chăn nuôi cơ bản, việc sử dụng thức ăn cho tôm càng xanh là một trong những kỹ thuật có tác động lớn đến chi phí đầu tư của gia đình. Nên cho tôm ăn thức ăn như thế nào là hợp lý? Những yếu tố cơ bản cần xem xét khi cho tôm ăn là gì? Hãy cùng artiocom.com giải đáp những câu hỏi đó trong bài viết bên dưới nhé.
Mục Lục
Những tập tính của tôm càng xanh
Tôm càng xanh là loài giáp xác có vòng đời khá đặc biệt. Ở giai đoạn ấu trùng 18 – 35 ngày sau khi nở, tôm phải sống trong nước lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng thành thì tôm lại sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt. Nhưng, điểm đặc biệt là tôm càng xanh có thể sống và phát triển bình thường trong nước có độ mặn dưới 10 phần ngàn.
Chu kỳ lọt vỏ tức thời giữa 2 lần lột vỏ liên tiếp nhau sẽ tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng,… Thông thường, tôm nhỏ sẽ có chu kỳ lột xác cao hơn tôm lớn. Tôm càng xanh đẻ quanh năm. Nhưng tôm nuôi ở ĐBSCL chủ yếu là tháng 4 – 6 và 8 – 10.
Thức ăn cho tôm càng xanh theo từng giai đoạn sinh trưởng
Tương tự như khi thả nuôi các loại thủy sản khác, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng mà thức ăn cho tôm càng xanh sẽ có sự biến đổi nhất định.
Với giai đoạn ấu trùng, tôm ăn sinh vật lơ lửng nên người nuôi thường sử dụng ấu trùng artemia. Trong khi đó, khi chuyển sang giai đoạn còn nhỏ; tôm càng xanh sẽ tự mình bắt mồi ở đáy ao. Nên lúc này bà con có thể sử dụng tép, cá tạp, ốc… nghiền nhỏ làm thức ăn. Trong trường hợp thả nuôi với quy mô lớn; bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học EM để ủ thức ăn. Giúp tăng sức đề kháng cũng như giúp tôm hấp thụ thức ăn hiệu quả.
Với tôm trưởng thành, bà con có thể cho tôm ăn thức ăn tươi như trênL hoặc cho tôm ăn cám, bột cá, thức ăn viên. Miễn sao khẩu phần thức ăn cho tôm cần có lượng đạm ở mức 25 – 30% là tốt nhất.
Sử dụng thức ăn tùy vào điều kiện thời tiết và tình hình sức khỏe
Ngoài việc giảm lượng thức ăn theo sự sinh trưởng, phát triển của tôm; bà con cần chú ý sử dụng thức ăn cho tôm tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như tình hình sức khỏe của loại thủy sản này.
Trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, nắng quá nhiều; bà con cần giảm lượng thức ăn, theo dõi hoạt động của tôm. Nhất là khi nhiệt độ vượt mức 32 độ C, tôm sẽ ngừng ăn; nằm yên và ẩn mình sâu trong bùn đáy. Trong điều kiện nguồn nước bị ô nhiễm, lượng thức ăn cũng cần được giảm bớt. Cùng với đó, nếu sức khỏe tôm không ổn định; tôm sẽ ăn yếu hơn nên bà con hãy lưu ý điều này. Khi cho tôm ăn, bà con nên cho ăn ở một vị trí nhất định. Điều này vừa giúp hình thành phản xạ cho tôm, vừa tránh làm ô nhiễm môi trường sống của tôm.
Cách bảo quản thức ăn cho tôm càng xanh
Cho dù sử dụng thức ăn tươi hay thức ăn tự chế biến; bà con cũng nên cho tôm ăn trong khoảng 24 giờ. Trong điều kiện nắng nóng, thức ăn có thể bị ôi thiu sớm, khiến tôm dễ mắc bệnh. Với thức ăn viên công nghiệp, bà con cần bảo quản ở nơi thoáng mát; tránh ánh nắng trực tiếp. Trong điều kiện thời tiết mưa, độ ẩm cao; bà con cần đặt thức ăn ở vị trí cao hơn so với mặt sàn. Sau khi thức ăn đã mở bao bì, bà con nên tiến hành cho tôm ăn trong thời gian từ 1-2 tháng sau đó. Nếu thấy thức ăn có dấu hiệu mốc, bà con cần bỏ ngay, tránh gây hại cho cả ao tôm.
Trên đây là những lưu ý quan trọng nhất trong việc lựa chọn và sử dụng thức ăn cho tôm. Nếu biết cách áp dụng, bà con có thể tiết kiệm 50% chi phí nuôi tôm một cách dễ dàng nhờ tiết kiệm chi phí thức ăn, chi phí phòng, điều trị dịch bệnh ở tôm.