Nuôi cua biển là nghề gắn bó với nhiều nông dân vùng nước lợ. Trước đây, người dân sử dụng giống bắt từ tự nhiên để nuôi cua. Nên muốn nuôi cua phải đợi đến mùa, có giống ngoài tự nhiên. Không chỉ vậy, trước đây, bà con thường chỉ nuôi cua trong đầm theo hình thức thả nuôi. Sau đó thu hoạch theo con nước hoặc chỉ nuôi tập trung một vụ tôm hoặc một vụ cua trong đầm. Thế nhưng sau đó, Trung tâm Khuyến nông đã trình diễn thành công mô hình kết hợp nuôi tôm sú và cua biển. Mô hình này đã giúp nông dân đa dạng hóa nghề nuôi cua. Đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm, cua nói riêng.
Mục Lục
Cà Mau áp dụng mô hình nuôi cua biển trong đầm tôm
Đây là cách làm phổ biến tại nhiều huyện của Cà Mau. Mô hình được anh Hồng Văn Lâu ở ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân huyện Phú Tân nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lâu cho biết, sau khi nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả; anh đã tận dụng các đầm hiện có cải tạo để nuôi cua. Với ao nuôi diện tích 1.700 m2, anh Lâu thả 2.000 con cua giống. Để hạn chế tình trạng cua bò sang những ao bên cạnh; anh Lâu dùng lưới mành bao ví xung quanh đầm nuôi với chiều cao khoảng 1 m.

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, cua đạt trọng lượng từ 300 gam trở lên. Anh bắt đầu thu hoạch, thu lãi gần 70 triệu đồng. Qua 3 năm, mỗi năm anh thả nuôi 2 đợt, một đợt khoảng 2.000 con cua giống; trung bình lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.
Chia sẻ về hiệu quả của mô hình, anh Lâu cho biết: “Nếu so với mô hình nuôi tôm thì nuôi cua hiệu quả hơn, nhàn hơn. Với điều kiện thuận lợi là gần cửa biển. Nên anh mua cá phân để cho cua ăn với chi phí thấp; mỗi ngày 3kg, mỗi kg giá 6.000 đồng”.
Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Thống Nhất cho biết: “Hiện tại, mô hình nuôi cua trong đầm tôm công nghiệp của anh Hồng Văn Lâu đang được nhiều hộ dân tham quan, học tập. Anh luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con giúp nhân rộng mô hình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.
Mô hình đem lại hiệu quả bền vững
Theo Phòng NN & PTNT huyện Duyên Hải, từ đầu tháng 6 đến nay, hơn 6.000 hộ nuôi tôm sú kết hợp với cua biển trên diện tích hơn 8.000 ha đã thu hoạch dần cua biển, tôm sú đạt kích cỡ loại I, loại II, được hơn 10 tấn.

Người nuôi đã thu hoạch tôm sú, cua biển được hơn 75 triệu đồng trên diện tích 4ha. Dự kiến đến cuối vụ sẽ đạt khoảng 150 triệu đồng nếu giá cua thương phẩm ở mức 150.000 – 200.000 đồng; tôm sú ở mức 160.000 – 180.000 đồng như hiện nay. Mô hình nuôi kết hợp này có ưu điểm là vốn đầu tư ít; mức rủi ro về dịch bệnh rất thấp, giúp nông dân sản xuất bền vững hơn.
Ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo các hộ dân đang nuôi tôm bán công nghiệp. Nếu không đủ nguồn lực xây dựng hạ tầng kỹ thuật; thì nên chuyển sang mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp nuôi cua biển, nuôi sò huyết… Để đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng dịch bệnh ở tôm lây lan trên diện rộng.
Xem thêm các bài viết hay về Chăn nuôi thủy sản tại đây.