Truyền thống nuôi gà chọi để chiến đấu đã có hơn 6000 năm. Trên thực tế, cuộc chiến đầu tiên giữa những con gà chọi đã được ghi lại vào năm 1634. Vì vậy, nếu bạn muốn biết làm thế nào để làm cho một con gà chọi lấy thịt hiệu quả tốt hơn, bạn đã đến đúng nơi. Với kỹ thuật chăm sóc, huấn luyện thích hợp và một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gà chọi lấy thịt theo những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi, bạn sẽ có một chú gà chọi lấy thịt cực kỳ chất lượng.
Mục Lục
Gà chọi có những điểm nổi bật nào?
Đặc điểm bên ngoài
Giống gà chọi có chân, cổ cao, người dài, cựa rất sắc và mào đỏ. Gà chọi thường có ít lông. Lông của nó có màu đỏ hoặc màu mận tập trung chủ yếu ở phần đuôi.
Đặc tính nổi trội
Gà chọi có sức khỏe dẻo dai, hiếu chiến, sức đề kháng tốt. Có khả năng chống chịu bệnh tật và ít khi bị bệnh.
Những năm trước gà chọi không được người dân nuôi rộng rãi. Chúng chỉ được nuôi ở một số vùng như: Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh,… Chính vì thế mà số lượng giống gà ít và mô hình nuôi gà chọi lấy thịt chỉ có ở một số vùng.
Tuy nhiên, hiện nay nhận thấy được giá trị kinh tế cao từ mô hình nuôi gà chọi thịt nên ngày càng có nhiều nông hộ, trang trại chọn nuôi giống gà này.
Nuôi gà chọi lấy thịt có ưu điểm gì?
- Giống gà chọi có đặc tính là rất khỏe mạnh, rất ít khi bị bệnh. Vì thế, khi nuôi gà lấy thịt sẽ hạn chế việc gà bị bệnh, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
- Giá gà chọi trên thị trường cao hơn so với nhiều giống gà thông thường. Giá cao nên người nuôi bán được giá và lợi nhuận cao.
- Nhu cầu của người mua ngày càng nhiều nên người chăn nuôi không hề phải lo lắng đầu ra cho gà.
- Thức ăn cho gà chọi không quá kén chọn nên chi phí mua thức ăn không quá cao. Đó là một lợi thế khi nuôi gà chọi. Bởi cho chúng ăn rau, củ, lúa, thức ăn có trong tự nhiên cũng giúp chúng lớn nhanh.
Cách nuôi gà chọi lấy thịt hiệu quả
Để gà có thể phát triển khỏe mạnh và đạt hiệu quả cao thì người nuôi cần chuẩn bị về phương pháp, kỹ thuật nuôi gà. Dưới đây là các bước chuẩn bị và kỹ thuật nuôi mà bạn phải chú ý.
Chọn giống gà chọi tiêu chuẩn
Chọn giống gà là công đoạn quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất của cả đàn gà. Chọn gà phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Gà giống phải có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, rõ ràng.
- Lựa chọn những con gà con có bố mẹ khỏe mạnh, ít bị bệnh.
- Chọn những con gà nhanh nhẹn, không bị dị tật.
- Chọn gà con mắt sáng, mắt không bị lim dim và không lạc đàn.
- Ngoài ra, bạn có thể lấy những con gà chọi lai Đông Tảo hoặc gà chọi thuần chủng để trọng lượng gà năng hơn.
Chọn gà chọi con 1 ngày tuổi
- Sau khi gà con nở cần tách riêng trống mái rồi cân 10% tổng số gà nở để xác định khối lượng trung bình của cả đàn. Tiếp theo chọn lọc những con có trọng lượng lấp xỉ bằng trọng lượng sơ sinh trung bình của từng dòng.
- Ngoại hình cần đạt tiêu chuẩn: lông tơi xốp, khô, thân hình cân đối, mỏ và chân cứng cáp, bụng thon nho, không bị hở rốn, không bị dị tật, dáng đi khỏe khoắn.
- Loại bỏ những con: mắt kém, vỏ vẹo, cổ vẹo,lưng cong, không có phao câu, xương lưỡi hái bị vẹo, dị dạng, bàn chân bị sưng hoặc nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối, cơ ngực phát triển không bình thường.
Chọn con để giống
- Con trống: khỏe mạnh, có nhiều đòn độc, sức dẻo dai, dáng đẹp.
- Con mái: Chọn gà mái để giống sẽ quyết định đến việc cải tạo và nâng cao chất lượng con gà chọi chiến. Nên chọn con có mình thon nhỏ (ấp trứng ít bị vỡ), đầu nhỏ thon dài theo cổ; Mỏ vừa phải, cân bằng với đầu gà; Mũi to, cánh mũi nở; Ngực ưỡn, lười sâu, không bị vẹo; Cánh úp chặt lấy thân, lông cánh to dày; Phao câu to, sát với thân… Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi gà đá, tốt nhất nên chọn con gà chọi để mái từ lứa gà thứ 2.
Mô hình chuồng trại cho gà chọi lấy thịt
- Chuồng gà có ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng của gà. Nên cần chuẩn bị chuồng trại đảm bảo thông thoáng, cao ráo, mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Đặt chuồng gà ở nơi khô ráo, trên mô đất cao bằng phẳng, thoát nước tốt để tránh tình trạng bị ngập.
- Gà chọi thường rất hung hăng nên người chăn nuôi nên tính tới phương án chia đàn. Khi số lượng gà lớn ở chung trong một đơn vị diện tích, chúng rất dễ đánh nhau. Gà có thể bị thương và sức khỏe bị ảnh hưởng.
- Trang bị đầy đủ đèn điện, đèn nhiệt, máng ăn, máng uống cho gà.
- Khi gặp các vấn đề về thời tiết như mưa lớn cần đảm bảo chuồng gà không bị dột hay ẩm ướt.
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi
Gà chọi nuôi để đá khác với gà chọi nuôi thịt. Gà chọi nuôi thịt có chế độ ăn uống không quá cầu kỳ và thức ăn khá đơn giản. 3 giai đoạn cho thức ăn để có một con gà thịt dai, ngon, thơm.
– Giai đoạn 1: Khi gà con còn nhỏ cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Trong cám có kết hợp các chất phòng bệnh. Có sự kết hợp như thế vừa giúp gà nhanh lớn và đảm bảo khỏe mạnh.
– Giai đoạn 2: Gà từ 1 – 2 tháng tuổi bắt đầu giảm lượng cám công nghiệp. Tập cho gà ăn cám ngô trộn với rau xanh,…
– Giai đoạn 3: Khi gà đạt 3 – 3.5 tháng tuổi cho gà ăn cám gạo kết hợp ngô, rau, cơm và cám công nghiệp dạng đậm đặc với lượng rất nhỏ.
Khi cho gà ăn có thể cho thêm một ít tỏi giã nhuyễn để gà tăng sức đề kháng. Với các giai đoạn trên sẽ cho ra những con gà chắc thịt, dai ngon.
Luôn giữ gìn vệ sinh chuồng trại
- Thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ. Chuồng trại sạch sẽ mới giúp đàn gà khỏe mạnh.
- Chùi rửa máng nước, máng ăn sạch để thức ăn của gà đảm bảo vệ sinh.
- Khử khuẩn, khử trùng, tiêu độc chuồng trại để tránh mầm bệnh xâm nhập.
Kiểm tra bệnh thường xuyên
Tuy gà chọi có sức khỏe dẻo dai, tốt hơn những giống gà bình thường nhưng chúng vẫn cần đảm bảo sức khỏe. Theo dõi lịch trình và tuân thủ lịch tiêm vắc xin cho gà. Cung cấp vitamin, điện giải để gà có sức khỏe tốt. Chú ý theo dõi sức khỏe gà và có thể nhờ tư vấn từ bác sĩ thú y.
Mô hình nuôi gà chọi mang lại nhiều lợi nhuận và giá trị cho người chăn nuôi. Nếu bạn tuân thủ kỹ thuật nuôi gà chọi thịt tiêu chuẩn, bạn sẽ là một người chăn nuôi thành công.