Trong chăn nuôi gà thịt, ngoài việc thiếu hụt dinh dưỡng làm giảm chất lượng gà thì bệnh stress của gà cũng là một nỗi lo không kém. Khi gà bị stress, đặc biệt là stress nhiệt, chúng sẽ bị biếng ăn, sụt cân; gây ảnh hưởng tới chất lượng thịt và ảnh hưởng tới người tiêu thụ. Gần đây, một nghiên cứu chỉ ra vỏ lựu có thể làm giảm stress nhiệt ở gà. Không những vậy nó còn giúp cải thiện chất lượng thịt; giúp thịt gà giữ nước, trở nên mềm ngon và thơm hơn. Hãy cùng mục chăm sóc gà thịt tìm hiểu thêm về tác dụng của vở lựu đối với năng suất thịt gà nhé!
Mục Lục
Stress nhiệt ở gà là gì?
Khi bị stress nhiệt, gà thường sẽ có những biểu hiện, như: há miệng thở dốc; thở hổn hển; soải cánh; thờ ơ, ủ rũ; mồng và tích nhợt nhạt; mắt luôn nhắm; thích nằm; giảm sản lượng trứng; giảm kích cỡ và trọng lượng trứng; vỏ trứng mỏng; thường khát nước; giảm ăn; sụt cân; và cắn mổ nhiều;…
Stress nhiệt hình thành do nhiều yếu tố môi trường hỗn tạp. Thường là do nhiệt độ trong chuồng tăng cao và kéo dài dẫn đến nhiều hệ quả như:
- Chênh lệch nhiệt độ trong không khí
- Độ ẩm trong không khí giảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hô hấp của gà
- Độ chuyển hóa, các hoạt động và cơ chế chuyển hóa nhiệt và điều kiện trang trại không đảm bảo
Những điều này được coi là yếu tố chính gây hại đến sức khỏe và năng suất của gia cầm. Khi năng suất sinh trưởng bị giảm thì tính an toàn thực phẩm cũng bị suy giảm. Và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Vỏ quả lựu có thể giảm stress nhiệt ở gà?
Vỏ quả lựu chiếm 26 – 30% tổng trọng lượng của quả lựu; là một nguồn giàu polyphenol, như: flavonoid và tannin có thể thủy phân. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, loại vỏ này còn được sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, và giúp bảo vệ môi trường.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm dùng vỏ quả lựu đã qua xử lý trên đàn gà thịt 200 ngày tuổi. Mục đích là xem xét năng suất tăng trưởng; chất lượng thân thịt; hình thái ruột; và khả năng miễn dịch ở gà thịt bị stress nhiệt, sau khi sử dụng.
Chuẩn bị nghiên cứu
Đàn gà thịt được nuôi ở nhiệt độ trung bình cho đến ngày thứ 24 của thí nghiệm. Sau đó chúng sẽ chịu áp lực nhiệt theo chu kỳ trong vòng 6 giờ mỗi ngày, từ ngày thứ 25 – 42.
Vở quả lựu cũng được trộn với urê rắn với tỷ lệ 10g urê/kg. Sau đó, hỗn hợp được ủ trong xô nhựa 2 tháng trước khi đem sấy kho ở 500 độ trong vòng 3 ngày. Nghiên cứu được thực hiện với 4 chế độ ăn như sau (UTPP: vỏ lựu đã xử lý urê):
- Một là: 0g UTPP/kg thức ăn
- Hai là: 15g UTPP/kg thức ăn
- Ba là: 30g UTPP/kg thức ăn
- Bốn là: 50g UTPP/kg thức ăn
Kết quả nghiên cứu
Hiệu suất tăng trưởng
Vỏ lựu được xử lý urê cho thấy sự gia tăng đáng kể trong tăng trọng cơ thể và cải thiện chuyển hóa thức ăn cả trước và trong giai đoạn stress nhiệt (ngày thứ 25 – 42). Không có sự khác biệt đáng kể về lượng thức ăn ăn vào được quan sát thấy trong giai đoạn stress nhiệt; mặc dù giá trị thức ăn của khẩu phần ăn chứa vỏ lựu thấp hơn. Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng, tác dụng có lợi của vỏ lựu đối với hiệu suất tăng trưởng có thể là do đặc tính chống ôxy hóa, kích thích miễn dịch và khả năng cải thiện hình thái ruột.
Thân thịt và chất lượng thịt
Các kết quả chỉ ra rằng, vỏ lựu giúp cải thiện chất lượng thịt ở gà thịt khi chịu áp lực về nhiệt. Bằng chứng là độ ổn định ôxy hóa được cải thiện; khả năng giữ nước của thịt ức, thịt đùi trước và trong quá trình bảo quản đông lạnh. Bên cạnh đó, vỏ lựu còn giúp làm giảm tỷ lệ mỡ bụng. Hiệu quả này có được thông qua quá trình ức chế hoạt động của lipase tuyến tụy và kích hoạt protein kinase hoạt hóa bởi AMP (enzym điều hòa quá trình ôxy hóa chất béo và tạo lipogenesis).
Hình thái ruột
Trong nghiên cứu này, bổ sung UTPP trong chế độ ăn giúp các lông nhung trong ruột dài và mỏng hơn; độ sâu của tuyến ruột tăng lên và tỷ lệ lông nhung/độ sâu của tuyến ruột cũng tăng theo. Các màng ngăn sâu hơn cung cấp nhiều tế bào biểu mô chức năng; giúp chống lại các tác động xấu của stress nhiệt đối với ruột.