Mục Lục
Giá tôm sú tăng mạnh
Cụ thể, giá tôm sú sáng loại 10 con/kg có giá 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg giá 180.000 đồng/kg; và loại 30 con/kg có giá 16.000 đồng/kg; giá tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá 150.000 đồng/kg, loại 40 con/kg có giá 130.000 đồng/kg; cua biển loại I từ 1-2 con/kg có giá 250.000 đồng/kg; cua gạch loại 3 con/kg có giá 300.000 đồng/kg; sò huyết loại 40 – 50 con/kg có giá 110.000 đồng/kg, nghêu thịt loại 40 – 50 con/kg có giá 30.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý thu mua thủy sản, hải sản tại chợ Trà Vinh cho biết; giá các loại hải sản bắt đầu tăng dần từ đầu tháng 10; nhờ tình hình dịch COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dần được kiểm soát và thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội.
Đặc biệt, trong một tuần nay nhu cầu tiêu dùng thủy hải sản tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam tăng hơn 2 lần so với trước; nên giá các loại thủy hải sản tăng với mức bình quân từ 20.000 – 30.000 đồng/kg tùy theo loại.
Ý kiến chỉ đạo từ Sở Nông nghiệp Trà Vinh
Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết; từ đầu tháng 10/2021 là thời điểm nông dân Trà Vinh bắt đầu bước vào kỳ thu hoạch nông sản, thủy sản; nhất là lượng thủy sản nuôi tại vùng nước lợ, mặn trong tỉnh sẽ được thu hoạch tập trung từ nay đến tháng đến tháng 11/2021; để kịp tại vụ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển năm 2022. Ước tính lượng con nuôi thủy sản được nông dân nuôi sẽ thu hoạch đến cuối năm khoảng hơn 30.000 tấn.
Hiện tại, UBND tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo UBND các huyện, thị trong tỉnh nắm chắc lại lượng hàng hóa nông sản, thủy sản để tổ chức kết nối doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua cho nông dân địa phương. Các địa phương chủ động thường xuyên trao đổi; cung cấp thông tin, nhu cầu nông sản, thủy sản; để cung ứng cho các doanh nghiệp; trong đó, tập trung tiêu thụ tại thị trường ngoài tỉnh.
Thực hiện giao khoán rừng nuôi hải sản bền vững
Từ nhiều năm nay, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Trà Vinh, ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành giao khoán 5.120 ha rừng ngập mặn; trong tổng diện tích hơn 9.160 ha rừng của toàn tỉnh; để người dân bảo vệ và sản xuất mô hình rừng – tôm để có thu nhập nâng cao cuộc sống. Bên cạnh đó, tại các huyện ven biển như: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành; và thị xã Duyên Hải, có hơn 4.000 ha rừng – tôm do người dân tự trồng để kết hợp nuôi tôm sú sinh thái (quảng canh).
Đây là mô hình đem lại hiệu quả bền vững, bảo vệ được môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu. Bình quân 1 ha sản xuất kết hợp theo tỷ lệ 40 % diện tích rừng và 60% diện tích mặt nước xen canh nuôi tôm sú, cua biển, vọp, sò huyết, mỗi năm cho hộ nông dân mức thu nhập khoảng 70 triệu đồng.
Theo dõi tại đây để cập nhật thêm nhiều tin tức nhé.