Cá song hay còn gọi là cá mú là loại thực phẩm bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ăn ngon góp phần làm nên sự đa dạng của thế giới ẩm thực. Đây là tên gọi chung của các loài cá thuộc chi Epinephelinae thuộc họ cá mú trong bộ Perciformes.
Cá song và cá giò là hai loài được nuôi phổ biến ở vùng ven biển Bắc Bộ. Do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm giảm năng suất nuôi cá. Dưới đây là một số bệnh thường gặp của cá song, cung theo dõi nhé!
Mục Lục
Đặc điểm hình dạng của cá song
Đối với tất cả các loại cá mú khác nhau đều có đặc điểm hình thái bên ngoài thân dài, dẹp, thân được phủ vảy (có thể là vảy lược, vảy tròn, vảy chìm dưới lớp da mỏng), miệng lớn, hàm dưới dài hơn hàm trên, răng nhọn, khỏe mọc thành một hay nhiều hàng hoặc thành đai răng, có răng nanh.
Nghiên cứu về cấu tạo của cá song, bạn sẽ còn nhận thấy rõ, xương nắp mang chính có 1 tới 3 gai dẹt, vây lưng dài liên tục hoặc tách thành hai vây, trên vây có 6-15 gai cứng và 10-30 tia mềm. Vây nằm ở phần ngực chỉ có 1 gai cứng và 5 tia mềm. Đối với loại cá này, xương sống có tới 24 đốt, nhiều loại lên đến 35 đốt.
Một số bệnh thường gặp ở loài cá song
Bệnh do virus gây ra
Thường gặp là hội chứng VNN (Viral Neutral Necropsis) Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất. Thường xảy ra đối cá song giai đoạn ấu trùng và chuyển biến thái. Triệu chứng thường gặp là cá bơi mất phương hướng, nổi lập lờ trên mặt và thường chết hàng loạt. Các cơ quan bị nhiễm thường gồm não bộ và mắt. Đối với bệnh do virus cá thường có tỷ lệ chết cao và nhanh.
Cách phòng bệnh: Cá mắc bệnh do virus thì không chữa trị được, chủ yếu là phòng bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh cần áp dụng là kiểm tra virus cho đàn cá bố mẹ và cá giống để có con giống sạch bệnh, hạn chế lây truyền theo chiều dọc. Trong các khâu sản xuất cần đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học để hạn chế lây truyền theo chiều ngang. Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá. Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống, nuôi với mật độ vừa phải để tăng cường khả năng kháng bệnh của cá.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục bệnh thủy sản
Bệnh do vi khuẩn gây ra
Cá song chủ yếu bị bệnh lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết, tỷ lệ chết có thể >80%.
Nguyên nhân: Đã phân lập được một số loài Vibrio trong đó có hai loài V. alginolyticus và V. vulnificus và 1 loài Pseudomonas sp. Hai nhóm vi khuẩn Vibrio spp, Pseudomonas sp luôn luôn tồn tại trong nước biển, khi điều kiện môi trường thay đổi xấu làm sức đề kháng giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh.
Phòng bệnh: Duy trì mật độ cá thích hợp trong hệ thống nuôi cùng đó là sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh vật bám, thức ăn tươi hoặc nhân tạo phải được bảo quản tốt. Định kỳ tắm nước ngọt khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Trị bệnh: Dùng kháng sinh Oxytetracyclin tắm với liều lượng 50 – 100 g/m3 nước trong 1 giờ. Dùng liên tục trong 7 – 10 ngày. Kết hợp cho ăn 100 -150 mg/kg thức ăn. Khi bệnh diễn biến xấu có thể tắm formalin và chuyển cá sang ao khác.
Bệnh do ký sinh trùng gây ra
Bệnh thường gặp ở cá giống, hoặc cá nuôi thương phẩm trong ao đìa. Các dấu hiệu là mang có màu nhạ. Cá hay cọ mình vào vật cứng, tạo nhiều niêm dịch trên mang và bề mặt da. Cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. Một số loài ký sinh trùng sẽ phá hủy các mô của ký chủ, tạo dịch nhày bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp của cá. Khi bị nặng cá có thể bị chết hàng loạt.
Nguyên nhân: Tác nhân do các loại ký sinh trùng như Protozoa, giun dẹp, giun tròn, giáp xác, đỉa… Một phần do quản lý môi trường nuôi kém, nước không được xử lý hoặc có lượng chất hữu cơ cao, nuôi ít thay nước, chăm sóc kém.
Trị bệnh: Định kỳ tắm cá trong dung dịch Iodine, Formalin, hoặc Ôxy già, nước ngọt.