Bệnh viêm hô hấp ở gà là bệnh xuất hiện quanh năm và phát triển mạnh vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm khiến sức khỏe của gà yếu hơn. Lợi dụng môi trường đó, vi khuẩn Mycoplasma galliseptium sẽ xâm nhập và gây bệnh cho gà. Môi trường tồn tại của vi khuẩn Mycoplasma galliseptium chỉ sống được 1-3 ngày sau khi ủ bệnh. Cụ thể hơn để hiểu rõ các nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết bên dưới của artiocom.com
Mục Lục
Nguyên nhân
Sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, cùng với điều kiện stress bởi tác nhân môi trường, vi khuẩn bắt đầu ủ bệnh cho gà, sau đó bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khiến cho đàn gà khỏe mạnh cũng lây bệnh theo. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể truyền từ mẹ sang con thông qua qua trứng ấp gây hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng trứng nở khi tiến hành ấp trứng.
Các triệu chứng bệnh
Triệu chứng chung ở gà khi mắc bệnh là ủ rũ và bỏ ăn. Đối với gà thịt thì xuất hiện các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, viêm xoang mũi, thở khò khè, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng mặt, gà hay ủ rũ, kém ăn và chậm lớn.
Đối với gà con có sức khỏe yếu có thể chết, hoặc ủ rũ, xù lông, kém ăn dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt.
Phòng bệnh như thế nào?
Luôn luôn tiến hành vệ sinh chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng. Nên nuôi gà ở mật độ vừa phải, đặc biệt trong mùa nắng nóng cần lưu ý đến khí hậu và độ thông thoáng mát mẻ cho gà, không nên để gà stress vì đó là môi trường tốt nhất để ủ bệnh.
Cần cung cấp đầy đủ các loại vitamin C. Các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng cho gà. Sử dụng kháng sinh hoặc vacxin ngừa bệnh như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…
Điều trị bệnh
Khi gà bị mắc bệnh cần cách ly nguồn bệnh đối với gà khỏe mạnh. Có thể dùng một số chế phẩm như Tylosin, Tiamualin, Suanovin có bán tại các nhà thuốc để điều trị; liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ thú ý.
Vắc-xin véc-tơ
Một số vắc-xin véc-tơ thế hệ mới đã xuất hiện, có khả năng cung cấp sự miễn dịch. Mà không làm tổn thương đường hô hấp như các vắc-xin thông thường. Các vắc-xin véc-tơ được cấp phép gần đây đều là các vắc-xin sử dụng “vi-rút mang” (carrier) của một trong hai bệnh: vi-rút thường được dùng để sản xuất vắc-xin phòng ngừa FP. Hoặc sản xuất vắc-xin HVT phòng bệnh Marek.
Các vi-rút này được biến đổi để mang theo một số gien quan trọng của các vi-rút gây bệnh khác. Nhằm tạo ra các protein miễn dịch chống lại tất cả các bệnh này. Vì thế, khi vi-rút Đậu hay HVT đã biến đổi này nhân lên trong cơ thể thì protein ngoại lai được cấy thêm cũng được nhân lên. Và kích thích hệ thống miễn dịch chống lại chúng mà không gây ra phản ứng phụ như khi tiêm vắc-xin chứa toàn bộ vi-rút gây bệnh.
Véc-tơ Đậu thường được cấy thêm gien của vi-rút gây bệnh LT, ND, AI và MG. Véc-tơ HVT thì được sử dụng cho bệnh LT, IBD và ND.
Véc-tơ không được xảy ra phản ứng đào thải với gen ngoại lai được cấy vào. Và một điều quan trọng chính là: không những phải kích thích hệ thống miễn dịch chống lại vi-rút véc-tơ. Mà còn tạo ra đầy đủ kháng thể chống lại các gien của vi-rút ngoại lai được thêm vào.