Đậu gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp đối với gia cầm ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi các mụn viêm trên da và các vùng không có lông hoặc có các mụn giả ở niêm mạc họng và mắt. Bệnh do virus đậu gà, virus có chứa DNA, thuộc giống Avipoxvirus thuộc họ Poxviridae gây ra. Virus có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước khoảng 330 × 280 × 200 nm, bên ngoài là lớp vỏ cấu tạo bởi nhiều tiểu đơn vị hình ống.
Cơ thể có khả năng tạo miễn dịch chéo giữa các chủng vi rút, nhưng không đủ sức chống lại sự tấn công của vi rút độc lực.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đậu gà do virus poxvirus. Gà đông tảo, gà ta, gà tây, gà lôi, chim bồ câu đều có thể nhiễm bệnh với các chủng virus đậu.
Lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho con khoẻ trong trại, lây qua các vết thường trực tiếp, những con vật hút máu như muỗi mòng, ruồi có thể truyền lây từ con bệnh tới con khoẻ hoặc mang virus tới các chuồng trại ở gần.
>>> Xem thêm tại đây
Triệu chứng là gì?
Tổ chức bệnh có thể hiện ra bên ngoài (chủ yếu ở phần đầu) hay bên trong (đậu ướt) trong miệng. Có thể thấy mụn đậu ở chỗ khác (da của đùi). Gà đông tảo lớn nốt đậu có nhiều màu sắc nâu xám, vàng xám, nhưng thường là màu nâu xuất hiện ở yếm, ở mào.
ở gà con trên niêm mạc hầu, họng, xuất hiện lớp màng giả khó bóc màu vàng nhạt hoặc trắng.
Gà ít chết, tỷ lệ thấp 1-2%, thường tổn thương nhẹ ở đầu, tỷ lệ chết cao khi chuyển thể đậu ướt. ở gà đông tảo đẻ trứng tỷ lệ đẻ giảm, sau một số tuần trở lại bình thường.
Các dạng đậu gà
Đậu gà dạng khô (đậu ở da)
Mụn vảy mọc trên da ở những chỗ không có lông, có khi có cả ở hậu môn; da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân… Mụn lúc đầu sưng tấy màu hồng nhạt hoặc trắng, sau chuyển tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Gà bệnh vẫn ăn uống có chút ít kém hơn bình thường, gà hay lắc đầu; vẩy mỏ do các mụn vẩy, khi chữa khỏi gà phát triển bình thường, có thể chết nhưng rất ít.
Đậu gà dạng ướt (đậu mọc ở niêm mạc thường gọi là difteria)
Bắt đầu viêm ca ta ở miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Các vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc màu hồng chuyển sang đỏ sẫm; dày dần lên và sau cùng tạo thành các lóp màng giả dính chặt vào niêm mạc làm cho gà ăn uống, thở khó khăn. Gà bị sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà viêm có ghèn, nhớt; dần dần mắt bị lồi do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi viêm, chảy nước mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. ở dạng này gà không ăn uống được. Gầy và bị chết tỷ lệ cao. Có trường hợp gà bị đậu cả 2 dạng kết hợp.
Phòng bệnh đậu gà
Phòng bệnh bằng vaccin đậu gà của xí nghiệp thuốc thú y TW; Công ty thuốc thú y TW2, vaccin của hãng Rhone Merieux, Pháp.
Gà đông tảo thịt chủng đậu 1 lần vào lúc gà 7-15 ngày tuổi.
Gà đông tảo đẻ sau 3-4 tháng chủng lại lần 2. Gà mẹ phải tiêm vaccin dầu.
Trị bệnh: dùng Xanh methylen 2% hoặc cồn Iod 1-2% bôi lên mụ đậu. Nếu mụn đậu quá to thì dùng dao sắc gọt cắt sau đó bôi thuốc.
Có thể dùng các chất kháng sinh bổ trợ như Neo-te-sol, Genta-costrim, Costrim-1, Costrim- 2, chống bội nhiễm. Và dùng các thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Dùng Chlotetradexa để bôi vết thương.
(Lưu ý: Mỗi một địa phương sẽ có nhiều hãng thuốc phân phối khác nhau. Vì vậy nếu Quí vị tìm không được loại thuốc như trong bài thì quí vị có thể nhờ Bác sĩ thú y tại địa phương đó tư vấn cho loại thuốc tương ứng)