Mục Lục
Đức là thị trường nhập khẩu tôm lớn
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 7 tháng đầu năm nay, NK tôm của Đức đạt 408,8 triệu USD; tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Hà Lan là nguồn cung tôm lớn nhất cho Đức, chiếm 37%.
Việt Nam đứng thứ hai, chiếm 19%. Ấn Độ và Ecuador cũng là những nguồn cung tôm chính cho Đức. Ấn Độ là nguồn cung lớn thứ 4; chiếm 5% trong khi Ecuador đứng thứ 7, chiếm 4%. Cũng trong 7 tháng đầu năm nay, Đức tăng NK tôm từ Hà Lan, Việt Nam và Ecuador; giảm NK từ Bangladesh, Ấn Độ.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Đức là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU; chiếm 26% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang EU. XK tôm Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm nay tăng 40% đạt 83,6 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu thủy hải sản sang Đức trong những năm gần đây
Năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang Đức đạt 183,02 triệu USD, tăng 3,82% so với năm 2016, năm 2018 đạt 194,4 triệu USD; tới năm 2020 trị giá còn 180,9 triệu USD giảm 3,73% so với năm 2019. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 14,6 nghìn tấn; trị giá 91,9 triệu USD, tăng 15,7% về lượng; và tăng 18,9% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Tôm các loại, cá ngừ các loại và cá tra, basa là 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Đức; trong đó xuất khẩu tôm các loại và cá ngừ các loại tăng trưởng tốt; trong khi đó xuất khẩu cá tra, basa giảm mạnh. Tôm các loại chiếm 50,3% về lượng và chiếm 72,9% về trị giá
XK tôm Việt Nam sang Đức trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9 bắt đầu giảm; do giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh khiến sản xuất bị gián đoạn. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng tốt trong những tháng trước đó; nên XK tôm sang Đức tính tới nửa đầu tháng 9 năm nay vẫn tăng 24,5% đạt 97,2 triệu USD.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sức cạnh tranh còn thấp
XK tôm Việt Nam sang Đức tận dụng được lợi thế từ Hiệp định EVFTA. Các sản phẩm được miễn thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực gồm mã HS 03061792 và mã HS 03061799. Các sản phẩm mã HS 16052110, HS 16052190 và HS 16052900; thuế sẽ được xóa bỏ dần đều tương ứng trong 8 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Trên thị trường Đức, khả năng cạnh tranh về giá của tôm Việt Nam thấp hơn so với các nước đối thủ như Greenland, Bangladesh, Ấn Độ, Ecuador. NK tôm của Đức từ Ấn Độ đang giảm do Ấn Độ chưa thể thuyết phục hoàn toàn được khách hàng châu Âu về vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm. Trong khi, Ecuador đang là đối thủ cạnh tranh mạnh với tôm Việt Nam trên thị trường Đức. Ecuador đang lên kế hoạch định vị sản phẩm tôm chất lượng cao, bền vững tại thị trường châu Âu. Hai năm gần đây, Ecuador thâm nhập thị trường châu Âu bằng các sản phẩm như tôm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, tôm bóc vỏ bỏ chỉ lưng để đuôi, tôm sống và tôm hấp. Ecuador có lợi thế giá tôm thấp và vận chuyển dễ dàng.
>>> Xem thêm tin tức về thị trường tiêu dùng.
Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản tăng cao
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tồn tại, Đức ngày càng tăng nhu cầu với sản phẩm tiện lợi, ăn liền, dễ chế biến tại nhà (tôm bóc vỏ và tôm hấp với nước sốt, tôm bao bột chiên), sản phẩm đóng hộp. Sản phẩm tôm đạt chứng nhận bền vững luôn được người tiêu dùng Đức ưu tiên lựa chọn.
Tiêu thụ thuỷ sản trong đó có tôm bình quân đầu người của Đức trong năm 2020 khoảng gần 14kg/người/năm; mặc dù mức tiêu thụ thuỷ sản này không cao so với bình quân tiêu thụ thuỷ sản thế giới; nhưng ngày càng nhiều người dân Đức nhận thấy việc tiêu thụ thuỷ sản rất có lợi cho sức khoẻ; và lựa chọn tiêu dùng thuỷ sản cũng tiện dụng như các sản phẩm thịt khác. Đức với dân số 83,8 triệu người và là quốc gia phát triển nhất trong Liên minh châu Âu; nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu của Đức tăng; nên nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Đức sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Nhu cầu NK tôm của Đức nói riêng và toàn khối EU nói chung hiện đang tăng để phục vụ nhu cầu cuối năm. Sau gián đoạn sản xuất; do giãn cách để phòng Covid-19, doanh nghiệp rất cần được tiêm vaccine cho toàn bộ người lao động và cần được “tiếp sức” để phục hồi sản xuất; giành lại thị phần từ những nguồn cung đối thủ.