Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi trên địa bàn Tây Ninh rơi vào khủng hoảng vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Tuy nhiên giá vật nuôi lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Mặc dù vậy, vẫn có không ít các trang trại, gia trại “sống khoẻ”, đứng vững nhờ chủ động tạo chuỗi liên kết, phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học. Họ thậm chí thu lợi hàng tỷ đồng, đóng góp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh.
Trước tình hình đó, Tây Ninh cũng đã có những đề xuất trong chăn nuôi; nhằm tạo ra chuỗi liên kết bền vững, ai cũng có thể phát triển một cách an toàn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài báo dưới đây.
Mục Lục
Vật giá tăng, hộ dân chịu lỗ
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Để gỡ khó cho người nông dân, các sở; ngành đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế trước mắt; người chăn nuôi sẽ tiếp tục gặp khó khăn nếu vẫn sản xuất, chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ như hiện nay.
Theo một số đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Dương Minh Châu; nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đồng loạt tăng giá sản phẩm từ 300 – 2.000 đồng/kg. Các loại thức ăn thuộc nhóm nguyên liệu ngũ cốc tăng mạnh; từ 1.000 – 2.500 đồng/kg so với đầu năm; cụ thể giá lúa, bắp chăn nuôi là 9.000 đồng/kg, vỏ đậu nành khoảng 7.000 đồng/kg…
Anh Đặng Đình Đông, ngụ ấp Bình Linh, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hơn 500 con vịt lúa của gia đình dù đến lứa; nhưng không thể xuất bán vì không có thương lái đến thu mua. Anh phải bán rẻ cho người dân với giá 30.000 – 33.000 đồng/kg để thu hồi vốn. “Vụ này tôi lỗ hàng trăm triệu đồng nên tới giờ chưa xác định có nuôi vịt lại hay không”- anh Đông nói.
Ý kiến từ Sở NN&PTNT
Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, tiêu thụ gia súc, gia cầm cho người dân. Trước tình hình này, Tây Ninh nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị trong và tỉnh, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); đã tiêu thụ được lượng gia súc, gia cầm nhất định. Tuy vậy, số gia súc, gia cầm đã tiêu thụ được còn khiêm tốn so với lượng do nông dân chăn nuôi.
Ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Vừa rồi, một số doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi phải tiêu huỷ phần lớn đàn gà vì không tiêu thụ được; còn trứng ấp con giống cũng bán với giá trứng thực phẩm. Việc xuất bán trứng gà ấp sẽ làm giảm quy mô đàn nuôi; và có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung khi thị trường mở cửa trở lại.
Theo Sở NN&PTNT, hiện nay, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát; nhưng tình hình dịch ở các tỉnh lân cận còn diễn biến phức tạp; lượng heo tồn trong dân quá lớn khiến giá heo hơi “rơi tự do”; trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng khiến người dân bị lỗ. Một số chủ trang trại chăn nuôi tại huyện Dương Minh Châu cho biết giá heo hơi hiện nay dao động từ 40.000 – 42.000 đồng/kg; và có thể tiếp tục giảm do số lượng heo quá lứa xuất chuồng còn lớn.
Tạo chuỗi liên kết giữa hộ dân và doanh nghiệp
Theo anh Phạm Lê Tâm, ngụ xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên – nuôi gia công gà công nghiệp cho Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam; khi nuôi gia công, công ty sẽ cung cấp con giống, thức ăn, thuốc… người nuôi chỉ làm theo các quy trình chăn nuôi do công ty quy định. Đến lứa xuất chuồng, công ty sẽ cho người đến cân; những rủi ro về giá cả hay thiệt hại về thức ăn do gà quá lứa mà chưa xuất bán thì người chăn nuôi không phải chịu. Điều này giúp người chăn nuôi có thu nhập ổn định hơn, giảm rủi ro.
Ông Nguyễn Đình Xuân cho biết, người dân có thể đầu tư xây chuồng trại, chăn nuôi số lượng lớn; nhưng chưa tính đến đầu ra tiêu thụ như thế nào. Việc nuôi gia công cho các doanh nghiệp cũng là một dạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; vì người chăn nuôi không lo bị lỗ, giá thu mua được ký hợp đồng từ ban đầu.
Vì thế, giải pháp chăn nuôi theo chuỗi, có sự liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp để cung cấp lượng hàng ổn định, bảo đảm chuỗi cung ứng theo nhu cầu thị trường sẽ hạn chế được rủi ro so với việc chăn nuôi cá thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chăn nuôi ở Tây Ninh. Hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi tại đây để cập nhật thêm nhiều tin tức nhé.