Bạch lỵ là bệnh truyền nhiễm ở gà con khi dưới 3 tuần tuổi, gây ra do vi khuẩn Salmonella Pullorum. Đặc trưng là gà sẽ ỉa phân trắng, bết dính xung quanh hậu môn và nhiều nốt hoại tử màu trắng xám ở trên các cơ quan nội tạng. Bệnh phổ biến khắp nơi và gà cũng như là với các loài chim đều mắc. Gà càng lớn thì khả năng kháng bệnh cao hơn nhưng cũng trở thành vật mang trùng. Bạch lỵ là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, lây lan nhanh, vì vậy mà người nuôi cần hiểu biết rõ để có các biện pháp phòng, chữa trị bệnh hiệu quả.
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra bệnh
Do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra. Salmonella là các vi khuẩn bắt màu gram âm. Loại vi khuẩn này khó tiêu diệt ở điều kiện thường mà có thể sống đến tận 3 – 4 tháng, ẩn nấp trong môi trường chuồng trại. Bệnh thường xảy ra ở gà con 1 – 3 tuần tuổi.
Phương thức truyền bệnh qua gà
Bệnh có thể truyền nhiễm từ gà mẹ mắc bệnh thông qua đường máu. Nếu gà mẹ mang bạch lỵ mãn tính thì đẻ trứng nở ra gà con có khả năng mắc bệnh rất cao.
Do sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong môi trường nếu chuồng trại, phòng úm gà không đảm bảo sạch sẽ, không khử trùng thường xuyên bằng các dung dịch sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
Lây truyền từ gà bệnh sang gà không bệnh. Gà bị bệnh thải ra phân có chứa vi khuẩn gây bệnh khiến những con khác ăn phải và mắc bệnh theo, vì thế mà bệnh bạch lỵ có khả năng lây lan cao và rất nhanh.
Triệu chứng xảy ra ở gà
Ở gà con: Khi trứng nhiễm ít mầm bệnh, có con nở ra không chết. Tuy nhiên, mầm bệnh xâm nhập vào máu, vào các cơ quan nội tạng (tim, gan, thận, ruột…) gây chết vào ngày thứ 4 và thứ 5 là cao nhất, đến ngày thứ 8 bắt đầu giảm xuống. Gà mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tụm từng đám. Phân tiêu chảy màu trắng, hậu môn dính đầy phân. Khi gà được 15 – 20 ngày tuổi, mặc dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang trùng. Một số con có triệu chứng què quặt và thần kinh, do vi khuẩn viêm khớp và não.
Ở gà lớn: Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ triệu chứng, các biểu hiện thường thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó. Trường hợp bệnh nặng, gà sốt, khát nước, mào tích đỏ tía, ỉa chảy phân loãng vàng xanh. Gà có thể chết trong 2 – 3 ngày.
Các bệnh tích thường gặp
- Gà chết sau khi nở 1 ngày tuổi: Gan, lách sưng to có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.
- Phổi, tim, thành dạ dày, cơ màng bụng cũng có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.
- Màng ngoài tim dày đục chứa nhiều dịch rỉ vàng.
- Ruột viêm có các mảng trắng trên niêm mạc ruột, viêm khớp, lách sưng to, thận xung huyết đỏ.
- Dạ dày thức ăn bị cô đọng lại màu vàng.
- Lòng đỏ không tiêu có thể bị bã đậu hóa màu trắng hoặc màu kem, đôi khi có lẫn máu.
- Trường hợp cấp tính, gan, lách sưng to. Gà con có túi noãn hoàng không tiêu, cứng, màu nâu, thường bị viêm rốn. Trường hợp mãn tính bị áp xe phủ tạng (tim, phổi, màng bụng).
- Gà mái và trống: U nang buồng trứng.
- Gà trống dịch hoàn viêm từng điểm, lúc đầu đỏ sau hoại tử trắng.
Phương pháp phòng bệnh cho gà
Cần loại bỏ những con gà sinh sản mắc bạch lỵ tránh trường hợp con nở ra bị bệnh.
Khi gà con được 3 – 5 ngày tuổi, tiến hoành cho uống thuốc phòng bạch lỵ như Ampicoli với liều 1 g/2 lít nước.
Thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên, xử lý phân gà đúng cách để các vi khuẩn gây bệnh không có cơ hội ẩn trong phân.
Lúc thời tiết thay đổi hoặc khi gia cầm phải trải qua những stress trong quá trình nuôi như tiêm vaccine, vận chuyển nên tăng cường sức đề kháng bằng cách cung cấp khoáng chất, các chất điện giải, Vitamin C.
Khi đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh cần cho uống ngay các loại thuốc sau: Ampicoli, liều 1 g/2 lít nước, men tiêu hóa, B-complex. Lưu ý nên cho uống nhanh sau khi phát hiện bệnh và cho cả đàn uống vì khả năng lây lan của bệnh rất nhanh.
Dùng các chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn để trộn vào vỏ trấu giúp phân hủy các vi khuẩn trong phân.
Phương pháp điều trị
Có thể dùng một trong những loại kháng sinh như: Kanamycin Gentamycin, Enrofloxacin, Norfloxacin, Florphenicol… Kháng sinh có thể dùng dạng tiêm, dạng pha thức ăn hoặc nước uống. Thời gian sử dụng cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kết hợp dùng thuốc trợ sức cho gia cầm bằng một trong những sản phẩm vitamin hỗn hợp, Vitamin C và chất điện giải cũng như men tiêu hóa để cải thiện sức khỏe của gà.
Chi tiết các loại thuốc điều trị bệnh bạch lỵ
Zicorin – thuốc trị bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả
Thuốc Zicorin được sản xuất bởi công ty SAN HEH nhập khẩu từ Đài Loan. Có tác dụng chữa bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả. Ngoài ra với thành phần chính là Sulfachloropyrazine; thuốc có tác dụng điều trị bệnh tụ huyết trùng, viêm mũi, viêm ruột, bạch cầu trên gia cầm. Sản phẩm được đánh giá cao trong quá trình chữa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm.
Enrocin 20% thuốc trị bệnh bạch lỵ ở gà
Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Enrofloxacin một loại thuốc kháng sinh diệt khuẩn. Có hoạt phổ kháng khuẩn rộng với vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Vì vậy Enrocin có tác dụng điều trị bệnh bạch lỵ ở gà. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để chữa bệnh viêm phổi, hen khẹc. Do vi khuẩn Mycoplasma, bệnh bạch lỵ, Ecoli, tụ huyết trùng ở gà, vịt, ngan, cút lợn.
Trang artiocom.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.