Chăn nuôi gia cầm hiện đang ngày một phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa với rất nhiều các tiến bộ khoa học liên tục được áp dụng thành công vào thực tế trong chăn nuôi. Trong số những chất dinh dưỡng cho các loài động vật nuôi thì nước chính là chất dinh dưỡng rẻ nhất nhưng lại là vô cùng quan trọng. Mỗi ngày, một con lợn nuôi thịt có thể uống một lượng nước bằng một phần mười khối lượng cơ thể của chúng. Ví dụ như là một con lợn có khối lượng 50 kg thì mỗi ngày chúng cần uống 5 lít nước và lợn nái nuôi con còn có thể uống nhiều hơn từ 15-20 lít mỗi ngày.
Mục Lục
Tầm quan trọng của nước uống
Con vật nếu không được uống nước thì sẽ chết nhanh hơn so với khi không được ăn. Vì một lý do nào đấy con vật bị thiếu nước thì sẽ giảm ăn, chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm đi. Nếu thiếu nước trầm trọng hơn thì sự chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn và có thể chết.
Cung cấp đủ nước cho động vật nuôi là cần thiết nhưng cung cấp nước sạch cũng không kém phần quan trọng.
Trong chăn nuôi, người nuôi thường chỉ chú ý vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể động vật nuôi. Nhưng lại coi nhẹ vệ sinh nguồn nước. Nước là môi trường tốt của vi khuẩn gây bệnh. Khi nước bị dây lẫn với thức ăn thì vi khuẩn bệnh tăng lên rất nhanh. Thức ăn dây lẫn vào nước qua máng uống hoặc qua đầu vòi nước khi con vật ngậm miệng vào vòi để uống.
Một nghiên cứu thực hiện trong một số trại gà cho thấy: khi nước uống được lấy mẫu ở đầu nguồn, số lượng vi khuẩn chỉ có khoảng 600-2.700 CFU/ml, nhưng cùng loại nước uống đó mà lấy ở cuối nguồn (đầu vòi ra), thì số lượng vi khuẩn đã tăng lên đến 26.600 – 4.775.000 CFU/ml. Vào buổi sáng khi gà bắt đầu uống nước, vi khuẩn từ gà lại đi vào nước và lan tỏa khắp chuồng cũng như giữa chuồng nọ với chuồng kia, nếu đường dẫn nước trong các chuồng liên thông với nhau.
Yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của gia cầm, gia súc
Bình thường lượng nước được tính theo lượng thức ăn thu nhận, cứ 1kg thức ăn thì cần 2 lit nước. Tuy nhiên tỷ lệ này trên thực tế luôn có sự biến động lớn do:
- Tăng tỉ lệ protein trong thức ăn.
- Thức ăn dạng mảnh và dạng viên cũng làm tăng lượng nước thu vào so với thức ăn dạng bột.
- Lượng muối trong thức ăn cũng làm tăng tiêu thụ nước.
- Nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý nước uống cho gà. Theo những nghiên cứu trên toàn thế giới cho biết: Ở trên 21ºc ngoại trừ gà con úm và gà tây. Với gà thịt tiêu thụ nước cứ tăng 1ºC thì lượng nước cần cung cấp thêm 7% nước. Với gà đẻ ở 21ºc chúng tiêu thụ khoảng 150 – 300 lít nước trên 1000 gà.
- Ngoài ra máng uống cũng có ảnh hưởng tới nhu cầu thức ăn và nước uống của gia cầm. Sử dụng máng nước truyền thống có mức độ tiêu tốn thức ăn và nước uống cao nhất. Mật độ gà/1 núm uống cũng ảnh hưởng tới mức tiêu thụ nước
Nước là biện pháp có thể chống lại 1 số căn bệnh
Chất dinh dưỡng phổ biến nhất dây lẫn vào nước là các bụi bẩn hoặc những mảnh nhỏ của thức ăn. Các tiểu phần này mang theo vi khuẩn (cũng có thể mang theo protozoa, vi nấm hoặc tảo). Dẫn đến hình thành một lớp bio-film trong lòng ống nước.
Bio-film là một kết tập vi khuẩn trong đó các tế bào vi khuẩn dính kết lại với nhau. Và dính kết với bề mặt của ống nước. Lúc đầu, các vi khuẩn trôi nổi tự do trong nước bám dính vào bề mặt lòng ống. Sau đó chúng neo lại với nhau nhờ những chất kết dính do các tế bào của bio-film tiết ra. Các tế bào trong bio-film có thể lan tỏa và hình thành các lớp bio-film mới. Bám dính khắp lòng ống. Lúc này các thuốc sát khuẩn hay kháng sinh khó mà tiêu diệt được vi khuẩn sinh trưởng và phát triển trong lớp bio-film.
Vi khuẩn trong các lớp bio-film trong lòng ống nước hay trong các dụng cụ chứa nước chính là thủ phạm quan trọng gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt các vi khuẩn gây viêm ruột, ỉa chảy.
Giữ cho nước uống sạch
Như vậy, để giữ cho nước sạch cần phải:
- Định kỳ 3 tháng tẩy rửa lớp bio-film trong lòng đường ống nước hay các bồn chứa nước. Chú ý tẩy rửa sạch lòng ống nằm ngang cũng như thẳng đứng. Tẩy rửa bồn chứa ở đầu nguồn cũng như các đầu vòi, các máng uống.
- Sát khuẩn nước liên tục hàng ngày.
Những chế phẩm có tác dụng diệt khuẩn nước
Ngày nay trên thị trường đã có những chế phẩm vừa có tác dụng diệt khuẩn nước; vừa có tác dụng tẩy rửa các lớp bio-film trong hệ thống cấp nước. Tuy nhiên nồng độ chế phẩm dùng để tẩy rửa các lớp bio-film thường cao hơn nồng độ chế phẩm dùng để diệt khuẩn. (Ví dụ: chế phẩm EVASIDE S LIQUID của Bỉ (do Công ty Thú y xanh phân phối); khi dùng nồng độ 0,5-1,5 ml/lit nước uống thì có tác dụng diệt khuẩn. Còn dùng nồng độ 3-5 ml/lít nước uống. Thì có tác dụng tẩy rửa các lớp bio-fim trong hệ thống cấp nước).
Ngoài tiêu chí là vô khuẩn thì nước uống sạch. Cũng cần đảm bảo các tiêu chí liên quan đến chất tan và các khoáng độc. Tổng hàm lượng chất tan không quá 15g/lít, muối nitrat không quá 100 mg/lít, arsenic không quá 50 microgram/lít.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.