Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng rất vất vả, nhất là trong mùa nóng vì gia cầm, chúng không những không có tuyến mồ hôi để có thể thoát nhiệt mà còn có bộ lông rất “ấm áp” càng làm cho chúng thêm phần khó chịu trong mùa hè oi bức. Vào mùa nắng nóng, khi nhiệt độ lên đến khoảng 38-40 độ là điều kiện rất bất lợi cho những hộ chăn nuôi đặc biệt là với hộ nuôi gà. Bên cạnh đó thì gà lại là động vật không có tuyến mồ hôi và lại mang trên mình cực kỳ “bộ lông quyến rũ” càng làm cho chúng dễ sốc nhiệt, thân nhiệt chúng thêm gia tăng. Hộ nuôi cần phải có một số giải pháp để có thể hạn chế ảnh hưởng của thời tiết nóng cho vật nuôi.
Mục Lục
Gà bị sốc nhiệt và dấu hiệu nhận biết
Gà bị sốc nhiệt có thể nói rất nguy hiểm gà đột ngột chết dù không mắc bệnh gì. Làm cho nhiều sư kê không khỏi thắc mắc cũng như không kịp trở tay. Hiện nay trên thị trường gà chọi phát triển rất mạnh nhất là những dòng gà nhập ngoại. Việc nhập những con gà ngoại về làm giống và chơi đá gà rất dễ bị sốc nhiệt. Vì gà thay đổi môi trường sống. Có những con tử vong trong quá trình vận chuyển rất đáng tiếc.
Không chỉ gà nhập mà mới bị như thế mà thời tiết thất thường gà cũng bị. Hoặc khi mua gà từ nơi này về nơi khác là gà bị chói nước, sốc nhiệt và chết. Dưới đây là một số dâu hiệu để anh em nhận biết gà chúng ta đang bị sốc nhiệt cần khắc phục ngay.
- Gà bị stress tách bầy đứng riêng lẻ 1 mình.
- Gà uống nước liên tục, người lừ đừ.
- Thở há hốc miệng do quá nóng trong người, há mỏ để giải nhiệt.
- Gà chui và những bụi rậm đào bới lấp mình dưới cát.
Giải pháp chống nóng cho chuồng nuôi
Sử dụng lưới đen, bạt và 1 số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
Thiết kế hệ thống giàn phun mưa, phun nước trực tiếp lên mái chuồng nuôi vào những thời điểm nắng nóng cao độ trong ngày (từ 11h trưa đến 16h chiều).
Bên trong chuồng tăng cường quạt điện nhằm thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Chú ý lắp quạt ngang tầm lưng gia súc, không treo quạt từ trên trần thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.
Đối với kiểu chuồng kín bà con tăng cường hệ thống quạt thông gió, kiểm tra giàn mát bằng hơi nước để ổn định nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi. Chủ động hệ thống máy phát điện dự phòng để phòng mất điện.
Gà nuôi trên nền đệm lót vi sinh bà con cần làm đệm lót mỏng hơn so với ngày thường, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm, đồng thời tăng thêm sào đậu cho gà.
>>> Xem thêm về chuyên mục phương pháp phòng bệnh
Thực hiện các chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp
Giảm mật độ nuôi nhốt vật nuôi. Đối với gà giai đoạn úm 45-50 con/m2, gà từ 0,5-1 kg: 20-25 con/m2, gà 2-3 kg: 6-8 con/m2. Thời tiết nóng quá nên thả gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng. Đối với lợn: Lợn nái 3-4m2/con, lợn thịt 2m2/con. Tắm mát cho lợn 1-2 lần/ngày.
Với trâu bò: Chăn thả vào sáng sớm và chiều mát. Nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi. Tắm trải cho trâu bò 2- 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Tăng số lượng máng uống, cung cấp đủ nước mát, sạch cho vật nuôi. Tốt nhất có máng uống tự động. Đồng thời bổ sung thêm vitamin C, đường glucose. Nhằm giảm nhiệt độ cơ thể, nâng cao sức đề kháng vật nuôi.
Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, giảm thức ăn tinh để hạn chế sinh nhiệt, cho vật nuôi ăn vào lúc trời mát hoặc ban đêm để tăng khả năng thu nhận thức ăn. Hạn chế vận chuyển vật nuôi khi trời nắng nóng, nếu vận chuyển vật nuôi đi xa thì cần có phương tiện chuyên dụng và mật độ hợp lý, thường xuyên dừng nghỉ và bổ sung nước uống cho vật nuôi.
Tăng cường các công tác vệ sinh thú y, chuồng trại
Tăng số lần thu dọn, vệ sinh chất thải trong chuồng. Để giảm sức nóng, khí độc sinh ra từ quá trình phân giải chất thải. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại nhằm tiêu diệt mầm bệnh lây lan. Đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vac xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi. Phát hiện sớm vật nuôi có dấu hiện bất thường để cách ly theo dõi và điều trị kịp thời. Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát. Thì cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.