Gà thở khò khè có đờm thường gặp chủ yếu vào mùa lạnh. Khi cơ thể gà không đủ sức chống chọi với bệnh sẽ sinh ra tiếng thở khò khè do có đờm. Tích tụ lâu ngày không khỏi ảnh hưởng đến hô hấp và thể chất của gà. Thậm chí, có trường hợp bỏ ăn, mắt sưng có bọt và chảy nước mũi. Tùy theo triệu chứng mà có những nguyên nhân khác nhau. Không thể chữa khỏi bệnh này trong một sớm một chiều. Tất cả các biện pháp trực tuyến nói rằng nó sẽ lành lại trong một ngày là không chính xác.
Mục Lục
Bệnh khò khè
Do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium gây ra.
Mycoplasma ở trong cơ thể gà và gây bệnh khi có tác nhân gây stress như thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, tiêm ngừa… Mycoplasma chỉ sống được 1-3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4-5 ngày) trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày.
Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: phenol, formol, propiolactone, methiolate, chế phẩm sát trùng chuồng trại BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPTcủa Công ty BIO rất hiệu quả. Các loại kháng sinh có tác dụng điều trị thuộc nhóm Tetracycline, Macrolides và Quinolones từ thế hệ thứ 2.
Vì sao gà bị khò khè, khó thở?
Có rất nhiều lý do khiến gà bị khò khè, khó thở. Về cơ bản cần lưu ý những nguyên nhân sau để có những biện pháp xử lý nhanh nhất, kịp thời:
– Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí
Do di truyền trong một đàn gà chung chuồng trại. Nếu như dụng cụ chăn nuôi và thức ăn nhiễm vi khuẩn cũng chính là nguồn gây bệnh bạn cần lưu ý để sát khuẩn thường xuyên.
– Do bị di truyền từ gà mẹ
Một lý do dẫn đến gà bị bệnh chính là mầm bệnh bị lây truyền qua từ gà mẹ sang gà con, lúc này trứng đã bị nhiễm trùng nên khiến gà rất hay khò khè, khó thở.
– Gà khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng
Nếu gà mang chủng vaccin Mycoplasma, hoặc bị nhiễm trùng kế phát thì bệnh này sẽ trở lại rất nặng và khó chữa trị hơn nếu như gà con bị bệnh.
– Sau khi tham gia các trận đấu
Nếu như phải tham gia các trận đá gà về mà bạn không lau gà bằng nước ấm hoặc thoa thuốc xoa bóp cho , khiến những vết thương rất lâu khỏi và bị mốc rất nhiều. Ảnh hưởng đến sức đề kháng của gà nên tình trạng khó thở, khò khè rất dễ xảy ra.
– Gà bị nhốt ở môi trường chật chội, ẩm thấp
Đường lây truyền của bệnh
+ Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí, gà bệnh chỉ truyền cho gà khỏe khi ở chung đàn hay cùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn gây bệnh.
+ Một đường lan truyền bệnh nguy hiểm nữa là mầm bệnh có thể truyền qua cho thế hệ sau do trứng đã bị nhiễm trùng.
+ Gà khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang trùng, nếu chủng vaccin Mycoplasma, hoặc nhiễm trùng kế phát, bệnh sẽ trở lại rất nặng.
Triệu chứng của bệnh là gì?
+ Trên gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4-8 tuần, thông thường kết hợp E.Coli-CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, viêm xoang mũi, thở khò khè, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng mặt, gà ủ rũ, kém ăn và chậm lớn.
+ Trên gà trưởng thành – gà đẻ: Bệnh phát ra khi có stress như thay đổi thời tiết đột ngột; tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… Các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm; gà đẻ giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu trứng khác không thấy xuất hiện.
Cách phòng bệnh
+ Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.
+ Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố quan trọng, chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2 , H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản… Sẽ tạo điệu kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.
+ Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD.
+ Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C. Các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
+ Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh. Tuy nhiên việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD.
+ Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh. Sau một thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…
Cách điều trị
+ Sử dụng ngay khánh sinh nhạy cảm với CRD. Đặt biệt cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E.Coli. Các chế phẩm BIO-SPIRACOL, BIO-TYLANFORT rất được ưa chuộng đễ điều trị thể kết hợp này.
Dùng chất điện giải: BIO VITA-ELECTROLYTES, BIO-VITASOL hoặc BIO-C.ELECTROLYTES. Và các loại vitamin nhằm tăng sức khánh bệnh cho đàn gà.
+ Đối với các vùng mầm bệnh đã đề kháng với các loại kháng sinh trên. Nên chuyển qua sử dụng BIO-TOBCINE,BIO-MARCOSONE, BIO-GENTA-TYLOSIN; để điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn. Trích 1 trong 3 khánh sinh trên đồng thời pha nước cho uống BIO-BROMHEXINE.
Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.