Cá tra luôn nằm trong nhóm những mặt hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu nước ta. Tuy nhiên, người nuôi cá tra trong thời điểm dịch bệnh này không thu về khoản lãi nào đáng kể; mặc dù giá bán ra không quá thấp. Theo đó, giá cá tra từ 5/2021 đến nay cao nhất là 21.500 đ/kg; giá này đã tăng 3.500 đ/kg so với năm ngoái. Tuy nhiên người nuôi vẫn chưa có lãi.
Tình hình này kéo dài người nuôi cá tra sẽ phải bám trụ qua mùa dịch như thế nào? Cùng theo dõi bài báo dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu cụ thể hơn nhé.
Mục Lục
Tổng quan ngành nuôi trồng và xuất khẩu cá tra
Nuôi trồng trên diện rộng nhiều tỉnh
Cá tra đã được nuôi và phát triển chủ yếu ở 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam; bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long; Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang; và các tỉnh Tây Ninh và Quảng Nam.
Các tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là những vùng nuôi lớn nhất cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long; chiếm hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả nước. Ngành cá tra tự kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu theo hướng sản xuất bền vững theo chuỗi.
ĐBSCL là vùng thâm canh cá tra lớn nhất cả nước; bình quân chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng xuất khẩu. Đến tháng 3/2021, diện tích thả nuôi cá tra ĐBSCL dao động khoảng 5.700 ha, tập trung nhiều nhất là ở Đồng Tháp và An Giang.
Tình hình cá tra những năm gần đây
Năm 2020, sản xuất giống cá tra tại các địa phương vùng ĐBSCL ổn định. Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra (cơ sở có nuôi giữ đàn cá tra bố mẹ), gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống (bằng 100% so với năm 2019); đã thay thế 60.000 nghìn con cá bố mẹ chọn giống; do đó chất lượng con giống cá tra đã từng bước được cải thiện.
Các sản phẩm cá tra được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC và BAP …
Cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng của nó. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 138 thị trường. Top 8 thị trường chính gồm: Trung Quốc – Hồng Kông, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil và Colombia, chiếm 80,4% tổng giá trị XK.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 5/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 637,8 triệu USD; tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, riêng tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 148,4 triệu USD; tăng 39,3%. Theo VASEP, đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam.
>>> Xem thêm tin tức thị trường tiêu dùng.
Người nuôi cá tra không có lãi do nguồn giống hiếm
Thị trường cá tra nguyên liệu tuần qua ổn định trong khoảng 21.500 – 22.000 đ/kg cho cá size 800g-1,1kg. Đối với cá tra nguyên liệu size lớn từ 1,2kg trở lên; các công ty làm hàng gia công đi thị trường Trung Quốc ở mức 21.800 – 22.000 đ/kg. Nhu cầu thu mua hiện vẫn tương đối nhiều; song, nguồn cung cá size lớn gần như đã cạn.
Mặc dù giá cá tra có dấu hiệu tăng nhẹ; nhưng với giá cá tra nguyên liệu như hiện nay doanh nghiệp và người nuôi vẫn lỗ từ 1.000-2.000 đ/kg. Riêng giá cá giống mẫu 30 – 35 con/kg ổn định quanh mức 21.000 – 22.000 đ/kg; và dự kiến thị trường vẫn có xu hướng giảm do nhu cầu bắt giống từ phía hộ nuôi còn yếu.
Vĩnh Long hiện có hơn 277 ha ao, đầm đang thả nuôi cá tra thâm canh, giảm hơn 50 ha so với cùng kỳ năm trước. Khu vực thả nuôi thâm canh tập trung ở vùng ven sông Tiền, sông Cổ Chiên và sông Hậu. Sản lượng cá tra thâm canh 5 tháng đầu năm đạt 31.198 tấn, giảm 4,2% hay 1.375 tấn so với cùng kỳ.