Nuôi gà chọi là một quá trình bảo dưỡng tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, dịch bệnh ở gà là không thể tránh khỏi. Đặc biệt các bệnh phổ biến dễ mắc ở gà. Các bệnh thường gặp ở gà chọi thường do các yếu tố môi trường bên ngoài gây ra hoặc sự lây lan vi khuẩn giữa các cá thể trong đàn. Mỗi loại bệnh đều có những đặc điểm và ảnh hưởng riêng. Bạn đã biết thông tin về các bệnh thường gặp ở gà chưa? Duy trì và theo dõi sức khỏe đàn gà thường xuyên. Điều đó giữ cho gà chọi khỏe mạnh. Dưới đây là 5 bệnh thường gặp và cách điều trị hiệu quả nhất.
Mục Lục
Căn bệnh Newcastle thường gặp ở gà chọi
Bệnh dịch tả là căn bệnh do virus Paramyxovirus serotype gây ra, có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh dịch tả có thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, tùy theo điều kiện tự nhiên.
Triệu chứng của bệnh dịch tả:
- Gà xù lông, bỏ ăn, gục đầu
- Tình trạng lờ đờ, khó thở, ho, cơ thể sụp rất nhanh
- Phân lỏng màu xanh có lẫn máu
- Mặt sung, mào tím tái
- Ở giai đoạn nặng có thể bị liệt chân, cánh, đầu ngoẹo
Cách chữa trị bệnh:
Tuy là một loại bệnh thường gặp ở gà chọi nhưng bệnh dịch tả lại chưa có thuốc đặc trị. Cách duy nhất ở đây là sử dụng vacxin phòng bệnh, kết hợp với việc vệ sinh, khử trùng chuồng trại, sân chơi của gà theo định kỳ để tránh bệnh lây lan từ các cá thể hoang dã như chim trời, chuột mang mầm bệnh.
>>> Xem thêm nhiều bài viết khác tại Bệnh gà chọi
Căn bệnh tụ huyết trùng rất dễ gặp ở gà
Loại bệnh thường xuyên xuất hiện khi giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, khiến cơ thể gà không thể thích ứng được. Biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng là gà xù lông, miệng chảy ra nhiều nhớt có lẫn thêm bọt khí và máu, khó thở, mào tím tái.
Đây là một trong những biểu hiện cơ bản nhất của bệnh này ở gà. Đặc biệt, bệnh có thể điều trị đơn giản với nhiều biện pháp khác nhau.
Bệnh này thường xuất hiện ở gà bị suy giảm miễn dịch. Do đó, để điều trị, cần tăng cường miễn dịch cho gà.
Việc đầu tiên là sử dụng các loại thuốc: Paracetamol,.. Bổ sung kịp thời nước và điện giải cho gà trong thời gian bị bệnh. Liều dùng cân bằng với thể trạng của gà.
Phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng
- Sử dụng vacxin Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin
- Bổ sung điện giải, vitamin C để tăng cường đề kháng
- Kết hợp vệ sinh, khử trùng chuồng trại
Gà chọi hay mắc bệnh viêm phế quản
Bệnh liên quan đến hô hấp do virus Coronaviridae gây ra. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: gà khò khè, hắt hơi, kém ăn, lông cách xơ xác rất dễ nhận ra. Thời gian ủ bệnh viêm phế quản chỉ từ 18-36 giờ là đã biếu hiện thể trạng gà bệnh một cách rõ rệt.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản
Bệnh thường gặp ở gà chọi – viêm phế quản này chưa có thuốc điều trị. Do vậy cần phải phòng bệnh theo cách sau:
- Sử dụng vacxin Brial H120 để phòng bệnh
- Cách ly gà bệnh khi phát hiện biểu hiện để tránh lây lan
- Sử dụng chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine để sát trùng chuồng trại
- Bổ sungAmilyte vào nước uống để tăng sức đề kháng.
Cách điều trị bệnh đậu ở gà chọi
Nhận dạng bệnh đậu gà rất dễ do có nhiều mụn có kích thước bằng hạt đậu thường mọc ở các vị trí như đầu, miệng, mồng, thậm chí cả mắt. Khiến cho việc ăn uống, quan sát của gà trở nên khó khăn và đau đớn hơn rất nhiều. Ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng và sức khỏe của gà đá.
Một số loại thuốc cho gà huyết trùng: Neomycin , Enrofloxaxin , Streptomycin , Tetracyclin và Sulphaquinoxolone
Các loại thuốc sử dụng theo tỷ lệ hướng dẫn dùng trộn cho gà ở thức ăn và đồ uống hàng ngày.
Cách điều trị đặc hiệu cho bệnh đậu gà
- Làm sạch vết thương do mụn đậu gây ra bằng nước muối loãng
- Thoa dung dịch Xanhmetylen 1% lên các vị trí nổi đậu
- Sử dụng Lugol 1% cho các vết loét ở vùng miệng và thuốc nhỏ mắt nếu gà bị đau mắt
- Bổ sung vitamin A cho các cá thể mắc bệnh đậu
- Đốt chất thải của gà
- Phun khử trùng thường xuyên trong suốt thời gian gà bị bệnh.
Nên chú ý đến bệnh cúm gia cầm ở gà
Bệnh cúm gia cầm là một trong những bệnh thường gặp ở gà chọi cũng như gà thường. Với tốc độ lây lan nhanh đến chóng mặt và gây ra thiệt hại lớn cho người nuôi gà.
Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm
- Gà sốt cao, uống nhiều nước
- Mào thâm tím, có trạng thái tụt mào hoặc xoăn lại
- Đầu mặt bị sưng phù, khó thở, miệng há hốc
- Phân xanh, vàng có lẫn máu
- Chân gà bị xuất huyết
Cách điều trị bệnh cúm gia cầm
Cách tốt nhất để điều trị bệnh là phòng bệnh bằng các loại vacxin. Còn nếu phát hiện đàn gà đã mắc bệnh cúm thì phải tiêu hủy ngay để tránh lây lan sang các đàn gà khác
Trên đây chính là 5 loại bệnh thường gặp ở gà chọi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gà. Vì vậy, các sư kê cần quan sát tình trạng của gà để có cách khắc phục sớm và nhanh nhất, vừa hiệu quả mà lại tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị.