Tôm sú, tên khoa học là Penaeus monodon, là một loại tôm phổ biến trên khắp thế giới. Tôm sú được biết đến là loài tôm biển, phân bố từ bờ biển phía đông châu Phi đến bờ biển Nhật Bản. Ở một số khu vực thuộc Đông Úc, Địa Trung Hải, Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Kỳ, loài tôm này cũng xuất hiện, nhưng với số lượng ít. Thời gian gần đây, khi điều kiện khí hậu thay đổi, môi trường nước ngày càng ô nhiễm khiến dịch bệnh thường gặp trên tôm sú bùng phát mạnh và khó kiểm soát, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất vụ nuôi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con một số bệnh thường gặp trên tôm sú để bà con chủ động phát hiện và phòng bệnh hiệu quả nhất.
Mục Lục
Bệnh đen mang
Bệnh đen mang là một trong các bệnh thường gặp ở tôm sú; bệnh thường gặp ở các ao nuôi có chất lượng nước không tốt, ô nhiễm. Và mật độ thả nuôi cao. Khi bị bệnh, tôm thường có các dấu hiệu như giảm ăn, chậm lớn, chân màu đen và có thể chết khi gặp các tác nhân khác.
Khi tôm bị bệnh, bà con nên tăng cường oxy cho ao nuôi; sử dụng các loại men vi sinh có lợi. Để phân hủy chất thải tích tụ dưới đáy ao, đồng thời cắt tảo, giảm nồng độ khí độc,… Có thể tham khảo chế phẩm sinh học Bac – Up.
Bệnh đóng rong
Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh. Và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh.
Theo Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi; bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.
Bệnh đóng rong trên tôm có mặt ở khắp nơi trên thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu tại ba vùng khác nhau, chúng tôi nhận thấy, toàn bộ các ao nuôi. Đều có xuất hiện bệnh đóng rong. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện từng ao mà bệnh xuất hiện sớm hay muộn.
Bệnh đóng rong xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành. Đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi.
Bệnh chết sớm
Bệnh chết sớm ở tôm sú là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết đến 100% ao nuôi trong một thời gian ngắn bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio tạo ra độc tố phá hủy. Và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ tiêu hóa của tôm nuôi.
Khi bị bệnh, tôm sú có các biểu hiện như sau: tôm chậm lớn, bơi lờ đờ, ruột rỗng, màu gan nhợt nhạt, xuất hiện màu trắng. Nhiều trường hợp gan sưng to và tôm chết nhanh sau đó.
Để phòng bệnh hiệu quả, bà con nên lựa chọn giống tôm sạch; trong suốt quá trình nuôi nên kết hợp sử dụng men vi sinh đường ruột và xử lý ao. Sử dụng biện phương pháp phòng bệnh tổng hợp trong toàn quá trình nuôi.
Bệnh đỏ thân
Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú, bệnh đỏ thân cũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Có khả năng gây chết hàng loạt sau một thời gian bị nhiễm bệnh.
Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm nuôi; đặc biệt từ tháng nuôi thứ 2 trở đi. Nguyên nhân chủ yếu là do vius SEMBV gây ra, chúng có khả năng nhiễm cảm tại một số cơ quan như: mang, lớp biểu bì, thần kinh, dạ dày và một số cơ quan khác trên cơ thể tôm.
Ngoài các bệnh thường gặp trên, tôm sú còn gặp phải một số căn bệnh khác như bệnh đường ruột. Bệnh mòn đuôi, phát sáng,… Nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tôm sẽ chết và gây thiệt hại lớn cho vụ nuôi.
Do đó, để phòng ngừa các bệnh thường gặp ở tôm sú bà con nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đồng thời thực hiện nuôi tôm theo giải pháp an toàn sinh học, nói không với kháng sinh thay vào đó là các loại chế phẩm sinh học đến từ ScienChain.