Vịt là một loài thủy cầm có tốc độ sinh sản và phát triển rất nhanh chóng. Hiện nay đang có khá nhiều loài vịt khác nhau đang được các hộ nông dân nuôi dưỡng. Đặc biệt phương thức nuôi vịt để đẻ trứng cũng đang rất được nhiều người quan tâm và ưa chuộng bởi chúng giúp đem lại nguồn thu nhập khá cao. Kỹ thuật chăn nuôi cũng như những mẹo chăm sóc vịt sinh sản để thu được lợi nhuận cao sẽ được artiocom.com trình bày ngay trong bài viết dưới đây. Mời các độc giả cùng nhau theo dõi nhé!
Mục Lục
Chọn vịt sinh sản
Chọn vịt sinh sản: Chọn vịt lên giai đoạn sinh sản lúc 21 – 22 tuần tuổi. Thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn thời điểm chọn lên hậu bị. Loại thải những con không đạt tiêu chuẩn giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật,… Vịt trống được chọn khắt khe hơn và ghép trống mái theo tỷ lệ 1 : 5, 5 – 6. Khi sắp đẻ, vịt đã thay lông xong, bộ lông mượt trở lại.
Xây dựng chuồng trại
Chuồng nuôi vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như chuồng – sân – ao, chuồng sàn trên ao. Yêu cầu đối với chuồng nuôi là nền chuồng phải khô ráo. Tránh chuột và các động vật khác phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ.
Ổ đẻ được để sát vách chuồng. Ổ đẻ phải làm phía trong chuồng để khi vịt từ ao lên. Đi qua sân chơi vào chuồng đến ổ đẻ thì chân đã khô, không làm dơ ướt ổ đẻ. Có thể ngăn riêng cho khu vực ổ đẻ. Sau 8 giờ sáng ngăn khu vực này lại để tránh vịt vào nằm trong ổ đẻ làm dơ ổ đẻ.
Lót nền chuồng và ổ đẻ bằng rơm khô, cỏ khô, trấu. Đặc biệt chú ý lót ổ đẻ, phải thay thường xuyên để tránh ẩm ướt và mốc. Trong điều kiện ẩm ướt, nấm và vi khuẩn rất dễ phát triển. Ổ đẻ được làm bằng gỗ, tre, tấm cót,… thành từng ô có kích thước 40 x 60 x 40 cm. Tính trung bình, mỗi ô cho 4 – 6 con mái đẻ.
Ví dụ: Một đàn vịt đẻ có 100 con mái thì làm 4 cái ổ đẻ, mỗi cái 5 ô đẻ. Đàn vịt có 500 mái thì làm 15 cái, để dọc theo vách chuồng (chiều dài 30 m).
Nếu làm chuồng sàn trên ao cá, trước hết chúng ta lót sàn ở chỗ đặt ổ đẻ bằng tấm cát-tăng, cót,… Rồi mới đặt ổ đẻ lên, nhằm tránh cho rơm, trấu rơi xuống ao. Ao nuôi vịt đẻ có độ sâu 1,2 mét trở lên. Nước phải được thay sạch sẽ để đảm bảo tỷ lệ đẻ và tỷ lệ phôi. Cần chú ý cầu ao, với độ nghiêng không quá 250 và mặt cầu không trơn trượt, không gồ ghề để tránh dập vỡ buồng trứng.
Chuẩn bị thức ăn và nước uống cho vịt sinh sản
Nuôi vịt đẻ hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên). Dùng thức ăn viên có chi phí thức ăn tương đối cao. Nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn cho vịt đẻ. Không được nhầm lẫn thức ăn vịt đẻ hướng trứng (thường có tỷ lệ protein thấp hơn) với thức ăn cho vịt đẻ hướng thịt cao sản này.
Tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất vịt đẻ. Điều quan trọng là nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng. Nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
Thời gian chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng quy định là 17 giờ/ngày. Ngoài chiếu sáng tự nhiên khoảng 12 – 14 giờ, phải chiếu sáng nhân tạo bổ sung 3 – 5 giờ/ngày. Công suất chiếu sáng là 3 – 5 W/m2 nền chuồng (treo bóng đèn tròn 75W cách mặt nền chuồng 2 – 2,5 mét). Chiếu sáng hợp lý sẽ kích thích đẻ trứng và đảm bảo chất lượng trứng giống cao.
Thu thập và bảo quản trứng vịt
Vịt đẻ tập trung vào 2 – 4 giờ sáng, nhưng có thể đẻ muộn đến 8 – 9 giờ sáng. Nên nhặt trứng làm 2 – 3 lần để trứng được sạch sẽ và tránh dập vỡ. Trứng sau khi nhặt xong cần chọn ngay những quả đủ tiêu chuẩn giống để bảo quản. Trứng dơ bẩn có thể rửa bằng dung dịch có chứa chlorin theo nồng độ 1250 ppm. Cứ 10 lít nước ấm pha 50 gam chất có chứa 25% chlorin.
Trứng đựng vào khay, cần xé và bảo quản nơi khô mát. Nếu có phòng lạnh bảo quản ở nhiệt độ 18 – 20oC thì càng tốt. Trứng giống bảo quản 3 – 5 ngày, tối đa 7 ngày phải đưa ấp. Nếu để lâu hơn thì tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp sẽ tăng.
Phòng bệnh dịch tả vịt
Đối với vịt, dịch tả vịt là bệnh bắt buộc phải chích ngừa. Hiện nay, trên thị trường có một số loại vắc xin được sản xuất trong và ngoài nước. Pha vắc-xin với nước sinh lý và chích dưới da cổ hay bắp đùi. Những nơi có nguy cơ bệnh cao, có thể chích nhắc lại vào giữa chu kỳ đẻ trứng (sau 6 – 7 tháng đẻ), nhưng phải thận trọng vì có thể làm giảm tỷ lệ đẻ.