Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, oi bức, nhiệt độ môi trường cũng như chuồng nuôi cao là một yếu tố khá bất lợi trong chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm thường vất vả nhất là trong mùa nóng bởi vì gia cầm không những không hề có tuyến mồ hôi để thoát nhiệt mà chúng còn có bộ lông khá “ấm áp” càng làm chúng thêm khó chịu trong thời gian mùa hè oi bức.
Vật nuôi giảm sức ăn, uống nhiều nước, mật độ sản xuất giảm, sức đề kháng cũng giảm và dễ mắc những bệnh. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời cho gia cầm khi bước vào mùa hè. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin giới thiệu đến mọi người một số biện pháp cụ thể cần làm ngay trong mùa nóng để hạn chế tình trạng stress nhiệt cho gia cầm từ việc thiết kế chuồng trại cho đến những vấn đề như vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý,…
Mục Lục
Một số phương pháp xử lý
Người nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây khi chăn nuôi gia cầm trong mùa hè nắng nóng, nhiệt độ lên cao và thường có các cơn mưa rào bất chợt:
– Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết qua các phương tiện truyền thông để có các giải pháp xử lý cho chuồng trại.
– Quét dọn chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, có mái che tránh mưa tạt gió lùa.
– Ðịnh kỳ tiêu độc sát trùng xung quanh nền chuồng bằng vôi bột. Hoặc các hóa chất khác như: Benkocid, formol…
– Ðối với dụng cụ, chuồng trại, đệm lót: Cần tiến hành tổng vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và thay thế lớp đệm lót dùng trong đợt nắng nóng.
– Có thể dùng một trong những loại kháng sinh cho uống trong thời điểm mưa nắng bất thường như: Genta-Tylo, Enroloxacin, Genta-Colenro, Terra-Strepto với liều phòng bằng 1/2 liều trị. Sử dụng đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
– Cung cấp thức ăn đầy đủ dưỡng chất, nước uống phải sạch có pha Vitamin C. Kết hợp Vitamin ADE hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian như hành, tỏi,… cho ăn, uống thường xuyên. Tránh vật nuôi uống nước mưa đọng lại trên sân vườn.
– Thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe vật nuôi. Phát hiện bệnh sớm điều trị kịp thời, nhằm góp phần bảo vệ đàn gia cầm phát triển tốt, khỏe mạnh. Cần có kế hoạch tăng cường nhất là về vitamin và dinh dưỡng theo tiêu chuẩn.
Xây dựng chuồng trại thoáng mát
Nên làm chuồng trại xa nhà dân, thoáng mát theo hướng Ðông Nam. Nên lợp mái ngói hoặc mái lá cọ, mái rạ,… để chống được nóng trực tiếp. Chống nóng chuồng nuôi bằng cách sử dụng quạt thông gió. Nên đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi. Độ cao của quạt ở ngang tầm lưng của gia súc. Mục đích của quạt là làm giảm độ ẩm, các khí CO2, NH3,… có trong chuồng nuôi. Quạt treo từ trần chuồng thổi gió xuống dưới hiệu quả chống nóng thấp. Không nên dùng vì thường thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia cầm.
Ðối với chuồng kín cần cải tạo cho thông thoáng hoặc đặt quạt hút gió để tăng cường đối lưu không khí, giảm nhiệt độ và khí độc trong chuồng.
Giàn mưa, phun ẩm: Là hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi. Nhằm giảm nhiệt độ mái chuồng lúc trời nắng to khi nhiệt độ bên ngoài trời lên cao trên 35 – 400C. Khi phun mưa cần quan tâm đến việc tăng cường thông gió. Và thoát nước ở xung quanh để tránh làm tăng ẩm độ trong chuồng.
Chế độ dinh dưỡng cho gia cầm vào mùa hè
Những ngày nắng nóng nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi cao. Cơ thể gia cầm phải chống đỡ với những điều kiện bất lợi đó, thường bỏ ăn, uống nhiều. Cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
– Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin,… Tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần.
– Những đợt nắng nóng kéo dài. Thực hiện chế độ chuyển bữa ăn sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
– Ðảm bảo thường xuyên có đủ nước mát cho gia cầm uống, không làm ẩm ướt nền chuồng. Tốt nhất nên lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia cầm uống.
– Ðể chống stress cho gia cầm những ngày nắng nóng cần bổ sung vào nước uống Vitamin C, các chất điện giải.
– Riêng đối với vịt giống hậu bị, giống nuôi công nghiệp trên lớp đệm lót: Ðể chống ẩm ướt nền nhà đệm lót trong những ngày nắng nóng. Nên khống chế lượng nước uống của đàn vịt (tính theo lượng nước uống cho đàn vịt trong ngày chỉ nên bằng 2 lần lượng thức ăn cho ăn trong ngày đó).
Công tác vệ sinh phòng bệnh mùa hè
– Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Cần tiêm đầy đủ các loại vacxin cho gia cầm để tăng cường khả năng miễn dịch. Nền chuồng phải sạch, khô ráo, cống rãnh phải sạch, không đọng phân, nước. Hạn chế phát sinh ruồi, muỗi, rận… trong mùa hè.
– Định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt,… Đây là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.
– Đối với dụng cụ, chuồng trại, đệm lót: Cần tiến hành tổng vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và thay thế lớp đệm lót dùng trong đợt nắng nóng.
– Thường xuyên phát hiện sớm các loại gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan rộng. Cần quan tâm nhất là các bệnh đường ruột và tiêu hoá bằng cách chủ động cho gia cầm ăn, uống thuốc ở liều phòng bệnh.