Dịch bệnh kéo dài gây ra tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp; trong đó nhóm doanh nghiệp thủy sản chịu thiệt hại lớn do không thể xuất khẩu sản phẩm. Trong nhóm giải pháp dài hạn, VASEP đề xuất Chính phủ xin giảm lãi suất vay ngân hàng; cụ thể giảm 30% tiền điện đến hết năm 2021 nhằm giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp thủy sản.
Yêu cầu trên liệu có thiết thực và hợp lý trong thời điểm dịch bệnh như thế này? Nếu được giảm lãi suất các doanh nghiệp thủy sản có thể trụ vững qua đại dịch hay không? Bài báo sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn, cùng theo dõi nhé.
Mục Lục
Doanh nghiệp thủy sản chịu áp lực lớn
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”; với 30 – 50% số lượng lao động. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40 – 50% so với trước đây. VASEP dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30 – 40%; nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến, xuất khẩu chỉ đạt khoảng 40 – 50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài.
Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất; thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn. VASEP cho rằng việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn; và chỉ có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa; các doanh nghiệp lớn hơn cũng duy trì tối đa 4 – 5 tuần.
Đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn
Giải pháp ngắn hạn
Về giải pháp trước mắt, Hiệp hội đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho những người lao động trong các khâu sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp; đặc biệt là lao động tại các nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản “3 tại chỗ” tại các địa phương.
Điều này sẽ giúp ngành thủy sản giữ được thị trường đối tác xuất khẩu và tạo việc làm cho nhiều lao động; bao gồm cả nông – ngư dân khai thác biển và sản xuất nguyên liệu.
Giải pháp dài hạn cho doanh nghiệp thủy sản
Về dài hạn, ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ phải sống chung với COVID-19. Để phục hồi sản xuất trong bối cảnh mới, VASEP đề xuất:
Thứ nhất, bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện “Y tế tại chỗ”.
Thứ hai, hướng dẫn thực hiện 1 cung đường – 2 địa điểm theo hướng tiếp cận là công nhân đã được chích vắc-xin; và khu vực cư trú của công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy với hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc.
Thứ ba, hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn.
Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp với các chính sách giảm lãi suất vay ngân hàng; giảm 30% tiền điện cho đến ít nhất hết năm 2021; giảm mức đóng kinh phí công đoàn xuống còn 1%.
Đồng thời, tăng mức hỗ trợ từ nguồn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tai nạn lao động cho doanh nghiệp; đề nghị bảo hiểm xã hội chi trả lương; và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Giảm lãi suất phải đúng với bản chất
Theo Phó Thống đốc, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn ra gay gắt diễn ra trên diện rộng tại 42 tỉnh, thành phố, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh giải pháp cơ cấu kỳ hạn trả nợ; không chuyển nhóm nợ theo Thông tư 03/2021/TT-NHNN, thời gian qua, NHNN cũng kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp.
“Thời gian qua, các ngân hàng đã tích cực giảm lãi trực tiếp; gián tiếp cho cả khoản vay cũ, mới. Thống kê sơ bộ kể từ khi dịch bùng phát năm 2020 đến nay; tổng số chi phí giảm lãi cho DN, nền kinh tế của các TCTD khoảng 18.830 tỷ đồng. Song, như đã nói ở trên, nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn trước tình trạng dịch căng thẳng; nên nhiệm vụ đặt ra giảm lãi suất cho DN là rất căn cơ, thiết thực. Chính vì thế, NHNN đã chỉ đạo các NHTM trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm đồng hành cùng DN giảm tích cực hơn nữa lãi suất cho DN bằng 2 cách. Một là, tiết giảm chi phí hoạt động. Hai là, chia sẻ từ nguồn lợi nhuận”; Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Trên đây là chi tiết về kiến nghị xin giảm lãi suất của doanh nghiệp thủy sản. Bạn đọc theo dõi tại đây để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé.