Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật về chăn nuôi được tốt. Nó sẽ giúp bà con đạt được hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro gây ra dịch bệnh. Đồng thời giảm thiểu khá nhiều chi phí trong chăn nuôi. Từ một hộ gia đình khó khăn, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi vịt trời đặc sản. Cho đến nay gia đình ông Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã trở thành tỷ phú.
Theo ông Miền, bí quyết đã tạo nên thành công cho ông là việc tuân thủ quy trình chăn nuôi sạch. Trong đó việc bà con thiết kế chuồng trại có vai trò hết sức quan trọng. Với kinh nghiệm của mình, ông Miền chia sẻ cho bà con các bước xây dựng chuồng trại nuôi vịt trời như sau:
Mục Lục
Phân chia ô chuồng hợp lý
Bạn nên làm chuồng trại thành các ô nhỏ riêng biệt để nhốt những con cùng lứa lại với nhau. Trung bình một ô khoảng 20m2 sẽ nuôi được khoảng 100 con vịt. Sau đó giảm dần vào các tháng tiếp theo.
Ô chuồng nuôi được chia làm 3 phần gồm khu ăn uống, khu nghỉ ngơi và khu bơi lội.
Khu ăn uống và khu nghỉ ngơi chiếm khoảng 2/3 diện tích chuồng. 1/3 diện tích còn lại sẽ được thiết kế là phần cho vịt bơi lội.
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại
Nền chuồng bà con nên láng nền bằng xi măng để tiện cho việc vệ sinh xịt rửa sau này. Ngoài ra, bà con nên xây dựng hệ thống dập lỗ để khi dọn dẹp chuồng, hệ thống chất thải sẽ theo đường sập lỗ chảy ra ngoài, đảm bảo vệ sinh tốt cho chuồng trại.
Phần bơi lội nên đào lỗ sâu khoảng 1m và rộng khoảng 2m, được lót bằng bạt chống thấm và rộng nước vào để vịt bơi lội
Chiều cao của chuồng nuôi vịt
Dù vịt trời đã được thuần hóa tuy nhiên vịt trời vẫn còn bản tính thiên nhiên của nó là có thể bay, bởi vậy khi làm chuồng trại, bà con nên tăng độ cao của vịt trời lên 3m – 3,5m. Tránh tình trạng vịt trời bay nhảy sang chuồng khác – ảnh hưởng đến cách quản lý và chăm nuôi sau này. Bà con có thể rào bằng lưới thép B40 hoặc lưới cước cho phù hợp với tùy mô hình.
Tạo bóng râm cho vịt bằng cây cối
Cách cơ bản và đỡ tốn kém nhất chính là trồng cây ăn quả kèm theo, vừa thu hoạch quả vừa tạo được bóng mát cho chuồng. Bà con tránh lựa chọn một số cây dạng thân mềm bởi vịt có thể nghịch phá hỏng nhé.
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm làm chuồng trại chăn nuôi vịt trời, tùy địa thế và điều kiện bà con có thể xây dựng mô hình phù hợp theo tiêu chí và ý tưởng riêng. Đảm bảo các yếu tố chính trên đây để mang lại kết quả tốt nhất.
Khu vịt trời bơi lội
Nuôi vịt trời phải có nguồn nước để vịt uống và bơi lội. Nếu không có ao tự nhiên, bà con có thể xây dựng một khu bơi lội kích thước khoảng 3x 1,50m, độ sâu khoảng 20 – 30cm. Chú ý, khu bơi lội cũng phải có lưới cước hoặc lưới vây kín và cao để tránh vịt bay ra ngoài.
Khu vực đẻ cho vịt trời
Mật độ nuôi vịt trời tốt nhất là khoảng 2 – 3 con/m2 nền chuồng. Khi nuôi cần chú ý, lót nền chuồng và ổ đẻ bằng rơm khô, cỏ khô, trấu. Đặc biệt cần lót ổ đẻ, phải thay thường xuyên để tránh ẩm mốc. Trong điều kiện ẩm ướt, nấm và vi khuẩn rất dễ phát triển. Ổ đẻ được làm bằng gỗ, tre, tấm cót,… thành từng ô có kích thước 40 x 60 x 40 cm. Trung bình, mỗi ô cho 4 – 6 con mái đẻ.
Hãy đón xem những nội dung về chuồng trại gia cầm mới nhất của chúng tôi nhé.