Theo cách nuôi truyền thống từ ngày xưa thì chim bồ câu được nuôi thả trong môi trường tự nhiên. Theo đó loài chim sẽ tự kiếm mồi và sống tương đối hoang dã. Nuôi theo hình thức này chất lượng thịt sẽ rất thơm ngon. Tuy nhiên đây chỉ là cách nuôi dân dã thông thường. Chỉ có thể nuôi với số lượng ít vài đôi thì được. Nhưng nuôi nhiều thì không thể nuôi theo cách này mà cần xây chuồng trại theo quy mô công nghiệp. Hãy cùng chúng tôi theo dõi hình thức chuồng trại công nghiệp ngay sau đây nhé.
Mục Lục
Chuồng nuôi bồ câu Pháp công nghiệp
Chuồng nuôi chim bồ câu cần độ thông thoáng tốt, nhiều ánh sáng, khô thoáng, sạch sẽ, tránh gió lùa mạnh, tránh tiếng ồn xe cộ, tránh tiếng chó sủa, có độ cao vừa phải…
Chuồng nuôi hiện đại thường được làm bằng inox đan dạng lưới, có độ bền cao, sạch sẽ, không han gỉ. Trong mỗi ô chuồng có đầy đủ các thiết bị nuôi như máng ăn, máng uống, ổ đẻ. Kích thước ô chuồng rộng x sâu x cao = 50 x 60 x 60 cm. Dưới đây là loại chuồng điển hình cho nuôi chim bồ câu sinh sản.
Với việc nuôi chim bồ câu nhỏ từ 2 -6 tháng thì thường sử dụng chuồng nuôi quần thể, kích thước lớn với rộng x dài x cao = 3 x 4 x 4 m. Máng ăn, máng uống được thiết kế chung cho chuồng nuôi kiểu này.
Chim bồ câu vào giai đoạn nuôi vỗ béo để bán thì được nuôi trong chuồng tương tự như nuôi chim bồ câu sinh sản nhưng mật độ dày hơn, chuồng nhỏ hơn, trong chuồng chỉ để máng ăn, máng uống và có thể người chăn nuôi phải thường xuyên nhồi trực tiếp thức ăn cho chim để nhanh béo, không cần nhiều ánh sáng vào chuồng.
Mật độ nuôi chim bồ câu Pháp
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim bố mẹ. Nuôi theo kiểu quần thể thì mật độ nên từ 6-9 con/m². Khi chim non được 28 ngày tuổi thì cần tách mẹ để chim mẹ chuẩn bị ấp tiếp lứa sau, chim non sau khi tách mẹ được nuôi với mật độ 10-13 con/m².
Chế độ chiếu sáng trong chuồng chim bồ câu pháp
Chuồng chim cần được thiết kế thông thoáng, đảm bảo đủ ánh sáng để chim mẹ ấp trứng tốt nhất, thời gian cần chiếu sáng vào chuồng là trên 13h/ngày vì bản năng của chim mẹ ấp trứng là phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng vào chuồng. Trong trường hợp thiếu ánh sáng ban ngày như vào mùa đông trời nhanh tối thì cần thắp thêm bóng đèn điện 40w để chiếu sáng vào ban đêm.
Trong các bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp thêm các kiến thức để người chăn nuôi chim bồ câu có thể áp dụng cho trang trại bồ câu của mình đạt hiệu quả cao.
Điều kiện nuôi chim bồ câu hợp lý
- Hướng chuồng
Hướng chuồng nuôi chim bồ câu thích hợp nhất là hướng Đông Nam phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Về mùa hè, chuồng nuôi thoáng mát, hạn chế việc phải sử dụng hệ thống làm mát, đồng thời kích thích khả năng sinh sản của chim mái.
- Ánh sáng, nhiệt độ
Chim bồ câu là một trong những giống chim rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi đẻ thì chúng chỉ cần 1 phần ánh sáng nhỏ, nhưng khi ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào ánh sáng, thời gian chiếu sáng tối thiểu trong ngày là 13 giờ. Chính vì vậy, chuồng nuôi phải thông thoáng, có đủ ánh sáng.
Ở miền Bắc vào mùa đông nên lắp thêm bóng đèn 40W để tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm, cường độ ánh sáng khoảng từ 4 – 5W/m2, thời gian chiếu sáng từ 3 – 4 tiếng/ngày.
- Yên tĩnh
Bồ câu sẽ bỏ đi nếu xung quanh quá ồn ào, quá bẩn, có nhiều kiến… Đặc biệt đối với mô hình nuôi bồ câu thả vườn. Do đó yêu cầu chuồng nuôi phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh; không có tiếng ồn lớn xung quanh.
Trong thời kỳ đẻ trứng và ấp trứng, môi trường xung quanh phải thực sự yên tĩnh. Giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp, không bị phân tán.
Hãy đón xem những nội dung về chuồng trại gia cầm mới nhất tại artiocom.com