Đối với người dân Việt Nam ta thì việc chăn nuôi gia cầm là điều không có gì quá xa lạ. Chúng ta thường thấy mọi người dùng lưới sắt hay lưới che để làm hàng rào quay quanh chuồng gà, vịt. Nhằm tránh để chúng đi lung tung. Nhưng các loại lười này thì thường rất khó vệ sinh, tốn chi phí và làm gia cầm dễ gây bệnh. Thì bây giờ nhiều người đã chuyển qua chăn nuôi theo cách dùng những tấm lưới nhựa làm chuồng hiện đại hơn. Vừa hợp vệ sinh, tiết kiệm thời gian và công sức lại còn giúp vật nuôi được khỏe mạnh hơn.
Mục Lục
Chuồng nuôi gia cầm được làm từ lưới nhựa cứng
Từ xa xưa, việc chăn nuôi gà, vịt thì không còn gì xa lạ với người dân Việt Nam chúng ta. Từ trước việc nuôi gà vô cùng đơn giản mình chỉ cần thả và cho ăn thóc thì gà sẽ tự lớn dần. Tuy nhiên trong doanh nghiệp, để thu lợi nhuận đạt kinh tế cao, nuôi gà nhanh lớn và lên thịt thì phải sử dụng các biện pháp nuôi gà trong chuồng. Trước đây chuồng sắt thường được sử dụng nhiều trong chăn nuôi. Tuy nhiên vì một số nhược điểm của lưới sắt. Nên bây giờ lưới nhựa đang ngày một thay thế với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
Lưới nhựa dùng tốt trong chăn nuôi gia cầm
Lưới nhựa là loại lưới được làm từ nhựa PE, HDPE, không gây độc hại. Lưới có độ dẻo, dai và chịu lực, chịu nhiệt tốt. Lưới này rất dễ để cắt, dễ thi công và lắp đặt. Nên việc làm chuồng chăn nuôi gà sẽ là khá dễ dàng.
Lưới nhựa có đa dạng màu sắc và kích thước như trắng, xanh, đen giúp chúng ta dễ lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Lưới nhựa chuyên dùng làm sàn lót chuồng và vây quanh chuồng gà.
Lợi ích của lưới nhựa làm chuồng cho gia cầm
Với thiết kế mắt lưới to tạo nên độ thông thoáng, mát mẻ phù hợp với các hoạt động cho đàn gà.
Để cho đàn gà phát triển khỏe mạnh và ít bị bệnh thì lưới nhựa sẽ là sàn lót chuồng. Để hạn chế cho gà phải tiếp xúc với mặt đất lạnh vào những ngày mưa dần hay mùa đông lạnh lẽo. Vì gà sẽ rất dễ sinh bệnh.
Lưới nhựa làm sàn lót chuồng sẽ giúp cho phân gà không bị đọng lại ở chuồng mà rơi xuống đất. Hạn chế việc có phân gà trong chuồng là kinh nghiệm mà nhiều người hay nhắc đến. Vì phân gà sẽ tạo thành các vi khuẩn dễ làm cho gà bị bệnh.
Lưới nhựa không bị rỉ sét, và được bao bọc bởi nhựa PE. Nên việc dọn dẹp vệ sinh chuồng của người dân sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức để hoàn thành những công việc khác.
Lưới nhựa vây quanh chuồng cũng sẽ hạn chế cho gà đi lại. Hạn chế cho đàn gà vận động sẽ để chúng được nặng ký hơn.
Lưới nhựa khá nhẹ nên sẽ giảm trọng lượng của chuồng. Giúp chúng được sử dụng lâu hơn bền hơn. Và hơn hết là dễ dàng trong việc di chuyển hơn.
Quy cách lưới nhựa làm chuồng gia cầm
Dựa vào chất lượng lưới nhựa ta có: Lưới nhựa Zin có chữ, Lưới nhựa Zin, Lưới nhựa Trung Zin, Lưới nhựa Trung, Lưới nhựa Rẻ và Lưới nhựa đen đẹp.
- Lưới nhựa sẽ có chất liệu là nhựa PE và HDPE.
- Lưới nhựa có 3 màu cơ bản: Đen, Trắng, Xanh
- Kích thước lưới nhựa gồm: Khổ 50cm, 80cm, 1m, 1m2, 1m5, 2m.
Quy cách:
Ô lưới hình lục giác: 0.5F, 0.6F, 1F, 2F
Trọng lượng: Tùy theo các khổ lưới, theo như tính toán thì:
- Khổ 50cm sẽ có trọng lượng từ 16 -20 Kg
- Khổ 1m sẽ có trọng lượng từ 30 – 35 Kg
- Khổ 1m2 sẽ có trọng lượng từ 38 – 43 Kg
- Khổ 1m5 sẽ có trọng lượng từ 45 – 52 Kg
- Khổ 2m sẽ có trọng lượng từ 55 – 60 Kg
Những lưu ý trước khi làm chuồng nuôi gia cầm
Trước khi xây dựng chuồng gà bạn phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc sau:
- Chọn địa điểm làm chuồng cách xa khu đông dân và nguồn nước để tránh gây ô nhiễm cho nguồn nước và môi trường xung quanh
- Nên chọn hướng chuồng là Đông Nam hoặc hướng Nam để có khí hậu ôn hòa nhất cho gà vịt
- Xác định kiểu chuồng muốn xây dựng cho gia cầm
Sau khi chọn được vị trí và hướng xây chuồng, kế tiếp bạn cần chuẩn bị vật liệu để xây dựng chuồng là lưới nhựa và các cọc gỗ. Lưới nhựa bạn có thể chọn các loại lưới thông dụng như lưới cước ô vuông, lưới nhựa mắt cáo hay lưới mùng nông nghiệp đều được. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là nên chọn loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ để gà vịt không bị tấn công bởi các con vật khác hoặc bay khỏi nơi nuôi nhốt nhé.
Sau khi đã chuẩn bị xong các vật liệu, bạn chỉ cần rào lưới vào khu vực nuôi nhốt và cố định lưới bằng cách cắm các cọc gỗ xuống nền đất là hoàn tất. Cách làm chuồng bằng lưới này siêu tiết kiệm và thao tác vô cùng đơn giản, có thể nuôi nhốt với số lượng lớn mà không sợ gà vịt bay khỏi khu vực nuôi.
Hãy đón xem những nội dung về chuồng trại gia cầm mới nhất tại artiocom.com