Diều là “ổ chứa” thức ăn tạm thời của gà. Nó thường đầy vào giữa và cuối ngày, và trống rỗng vào buổi sáng. Thật không may, tình trạng chướng diều là phổ biến và là triệu chứng của nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe khác nhau. Nhu cầu về gà rất cao nên thường được nuôi với quy mô lớn. Những năm gần đây, gà dần đắt hàng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, gà nuôi không đúng cách rất dễ mắc bệnh, phổ biến nhất là gà bị chướng diều. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vật nuôi sẽ chậm lớn, còi cọc và chết sớm.
Mục Lục
Cấu tạo diều
Diều là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa và là phần dãn nở của thực quản cách cuống họng cỡ 30 cm nơi thức ăn được dự trữ (tạm thời) và “làm mềm” bằng dịch vị và nước bọt từ miệng trước khi đi vào dạ dày.
Dạ dày gà gồm hai phần, bao tử (proventriculus) và mề (ventriculus).
Thức ăn đi từ diều vào bao tử, nơi tiết các enzyme để hỗ trợ việc tiêu hóa; một trong số đó là pepsin kích thích bao tử tiết ra dịch vị (hydrochloric acid) làm giảm PH để hỗ trợ việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, và cũng giúp làm tan sỏi can-xi (thường là vỏ sò) để hấp thụ can-xi.
Những enzyme này ngấm vào thức ăn khi nó đi vào mề. Mề là bộ phận có kích thước nhỏ nên không thể xử lý nhiều thức ăn. Nó bao gồm hai mảnh cơ dày hình ô-van với lớp bề mặt có gai. Mề chứa những viên sỏi nhỏ mà gà ăn vào để “nghiền” thức ăn. Một khi thức ăn qua công đoạn “nghiền” tại mề, nó đi vào ruột nơi việc tiêu hóa và hấp thụ thực sự diễn ra.
Triệu chứng của bệnh
Để nhận biết gà có bị đầy hơi, ăn không tiêu hay không, có thể nhận biết đơn giản qua các biểu hiện sau:
– Bầu diều có dấu hiệu căng cứng mặc dù lượng thức ăn trong ngày còn rất nhiều
– Gà bốc ra mùi hôi chua, khăm khắm khó chịu như thức ăn bị lên men lâu ngày
– Gà ủ rũ, có dấu hiệu sụt cân
– Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây liệt chân, không đi đứng được, thậm chí là chết.
Nguyên nhân gây bệnh
Đối với bệnh gà đầy hơi, gà bị phồng diều, ăn không tiêu,… có ba nguyên nhân chính, cụ thể:
– Chiến kê tiêu thụ quá nhiều chất xơ
– Gà bị bội thực
– Gà bị nghẽn đường ruột do đá gà trực tiếp bị đâm trúng cựa hoặc sau khi thi đấu xong kê sư không vỗ hen đúng cách làm gà nuốt lại máu bầm vào trong ruột, ảnh hường đến khả năng tiêu hóa.
Cách chữa bệnh trị
Chữa bệnh gà đầy hơi
Tùy từng nguyên nhân mà cách chữa bệnh cho gà sẽ có sự khác biệt. Đối với tình trạng gà bị đầy hơi do ăn nhiều chất sơ, có thể trị bằng cách cho gà uống men tiêu hóa, kết hợp thêm thuốc trị bệnh cho gà – chất điện giải multivitamin.
Ngoài ra cần lưu ý, trong quá trình chữa bệnh cho gà thức ăn phải ngâm sơ qua nước để mềm, mục đích là để dễ nuốt và tiêu hóa. Chẳng hạn như nên ngâm thóc lúa trước khi cho gà sử dụng.
Đặc biệt không cho gà ăn quá nhiều, thay vào đó nên phân chia lượng thức ăn vừa phải để chúng không bị khó tiêu.
Trị gà ăn không tiêu hiệu quả nhất
Đối với nguyên nhân gà ăn không tiêu, có rất nhiều cách trị, bạn có thể cho gà sử dụng men tiêu hóa hoặc dùng lá ổi non cho gà ăn – mục đích là để kích thích đi ngoài, đẩy thức ăn ra.
Bạn có thể ra các tiệm thú y để nhờ tư vấn mua thuốc trị gà ăn không tiêu. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên giã nhỏ tỏi trộn với thức ăn hoặc nước uống. Tỏi nổi tiếng với khả năng hỗ trợ tiêu hóa nhanh, gà của bạn sẽ tránh được tình trạng ăn khó tiêu.
Chữa gà bị phồng hơi – chướng diều
Đối với tình trạng gà bị phồng hơi bên trong, chỉ có cách đẩy hơi ra ngoài mới có thể trị dứt điểm. Cách này đòi hỏi kê sư phải có tay nghề, thực hiện các bước nhanh chóng và gọn ghẽ.
Bạn sử dụng ruột bút bi – miễn sao hai đầu có lỗ thông nhau nhằm đẩy hơi ra ngoài. Dùng kéo hoặc dao vót nhọn 1 đầu, dùng đầu đó đâm vào phần bầu diều của gà, tay còn lại ép hơi bên trong xuống, để hơi thoát ra bằng lỗ còn lại. Sau khi làm xong thì khử trùng vết thương và băng bó là được.
Còn với nguyên nhân gà bị chướng diều đo dâm trúng cựa thì cách tốt nhất là mổ. Sau khi mổ xong nhớ khử trùng vết thương, cho gà uống thuốc kháng viên và pha amox với nửa lít nước cho uống liên tục trong 5 ngày. Thức ăn cho gà sử dụng nhớ phải ngâm qua nước hoặc làm mềm để dễ tiêu hóa. Đợi vết thương bình phục hoàn toàn mới cho ăn uống lại bịnh thường.
Chúng tôi đã chia sẻ xong cách chữa bệnh gà đầy hơi – cách súc bầu diều gà cũng như gà ăn không tiêu, bị phồng hơi,… Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.