Có một thời gian trước đây bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát khắp nơi. Từ đó gây thiệt hại rất nặng nề, nhiều hộ chăn nuôi lợn đã bỏ chuồng trống. Một số người không thể tiếp tục nuôi lợn được nữa. Một số hộ chăn nuôi đã bắt đầu thay đổi mô hình từ chăn nuôi lợn.Bắt đầu chuyển sang chăn nuôi gia cầm mà vịt được coi là thích hợp nhất.
Vịt có tập tính sinh hoạt và rất thích bơi lội tắm và dưới nước nên chuồng nuôi vịt phải có bể tắm. Trước đây đã có nhiều người dân xây dựng chuồng lợn. Họ hay để chừa 1 bể tắm nhỏ bơm nước vào cho lợn tắm. Tận dụng điều này để làm luôn bể tắm cho đàn vịt. Đàn vịt con bắt về được úm ở 1 chuồng riêng. Vào khoảng 5-7 ngày vào mùa ấm có thể thả vịt vào chuồng nuôi sàn, mùa rét có thể úm 10 ngày.
Mục Lục
Cách làm chuồng vịt đơn giản để nuôi vịt thịt
Vật dụng làm sàn nuôi vịt bằng cây tre, lưới nhựa. Cây tre già bổ làm tư, đóng thành phên, mỗi thanh tre cách nhau 25cm. Dùng lưới nhựa xanh trải lên bên trên. Mặt sàn cách mặt nền nuôi khoảng 15cm, có thể dùng gỗ hoặc gạch để kê. Làm mặt sàn rộng 15m2 diện tích còn lại là bể tắm. Mỗi ngăn chuồng lợn làm như vậy tốn chi phí khoảng 300 nghìn đồng mà độ bền có thể đến 2 năm.
- Máng ăn cho vịt
Có thể mua máng ăn chuyên dùng cho vịt nhưng chi phí cao hơn, bà con cũng có thể tự làm máng ăn cho vịt như sau: Mua 1 chiếc xô nhựa to 100l, đục 1 lỗ ở dưới đáy sao cho đút vừa ống nhựa PVC 45, để 1 chiếc mẹt ăn cho gà ở bên dưới cách 1 đầu ống nhựa khoảng 2cm. Khi vịt ăn sẽ làm lắc mẹt và thức ăn tự rơi xuống.
Máng uống: Sử dụng máng uống tự động mua tại các cửa hàng bán vật tư thú y.
- Vệ sinh phòng bệnh cho vịt
Với phương thức nuôi vịt này, vịt được nuôi nhốt hoàn toàn, mỗi ngày cho ăn 1 lần và xịt rửa chuồng vịt, máng ăn, uống 1 lần.
Tiêm phòng cho đàn vịt đúng thời gian quy định. Ngoài ra, ngày thứ 20 và 40 cho vịt uống thêm kháng sinh phòng viêm đường ruột Ampicoli
Ưu và nhược điểm của việc nuôi trong chuồng lợn
- Ưu điểm
Tận dụng được chuồng lợn bỏ không, không tốn nhiều chi phí làm chuồng.
Vịt được nuôi từng ô bé, dễ quản lý chăm sóc
Rửa chuồng và thay nước tắm hàng ngày khiến vịt được tắm trong nguồn nước sạch, hạn chế các vi sinh vật có hại và hạn chế bệnh tật.
Phân vịt được đưa vào biogas hạn chế ô nhiễm môi trường, tận dụng được nguồn gas đun.
- Nhược điểm
Chỉ nuôi được với quy mô nhỏ trong khuôn khổ chuồng lợn cũ.
Lông mọc chậm hơn, mã vịt không đẹp bằng nuôi thả vì không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Hướng dẫn làm chuồng trại cơ bản dễ làm
- Chất độn chuồng
Nuôi vịt trên cạn cần sử dụng chất độn chuồng. Chất độn chuồng có thể là rơm khô, dăm bào, vỏ trấu, mùn cưa… chất độn phải được phơi khô, khử trùng bằng thuốc formol 3 – 5%. Cho vào chuồng trước khi thả vịt.
- Nhiệt độ trong chuồng nuôi
Đối với vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi: duy trì nhiệt độ 30 – 32 độ C
Vịt con từ 4 ngày tuổi trở đi, mỗi ngày giảm 10 độ C đến khi đạt tới 20 – 25 độ C.
Trung bình cứ 1 chụp sưởi với bóng đèn công suất 200W dùng cho 75 con vịt con
Nuôi vịt nhốt chuồng từ 5 tuần tuổi trở đi, tiếp tục duy trì nhiệt độ 20 – 25 độ C sau đó sử dụng nhiệt độ tự nhiên
- Ẩm độ không khí thích hợp cho sự phát triển của đàn vịt
Độ ẩm trong chuồng nuôi duy trì từ 60 – 70% là thích hợp nhất. Độ ẩm lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vịt con, dễ lây lan mầm bệnh.
Vào ngày trời nắng nóng, thời tiết hanh khô nên giãn mật độ nuôi vịt con và đảo chất độn chuồng.
Hãy đón xem những nội dung về chuồng trại gia cầm mới nhất của chúng tôi nhé.