Bệnh Newcatle là một bệnh rất phổ biến và cũng được nhiều người chăn nuôi hết sức quan tâm, vì bệnh có tỷ lệ chết rất cao và tốc độ lây lan rất nhanh, có thể lây lan trên diện rộng. Cũng chính vì tính chất nguy hiểm như vậy mà trong chăn nuôi, dịch bệnh này luôn được người chăn nuôi chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hiểu biết về bệnh của nông dân còn hạn chế, hoặc có một số thông tin gây tranh cãi.
Hôm nay chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về bệnh Newcastle ở gà để mọi người cùng nhau trao đổi và đóng góp để cùng nhau cải thiện.
Mục Lục
Các thể của bệnh Newcastle trên gà
Dòng virus newcastle độc hướng đường ruột (Thể Doyle)
– Bệnh biểu hiện cấp tính, chết ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ chết 100%
– Sưng mặt, phù đầu, chảy nước mắt, nước mũi.
– Co giật, liệt chân
– Tiêu chảy phân xanh, có thể vấy máu.
Dòng virus newcastle độc hướng thần kinh
– Bệnh biểu hiện cấp tính.
– Thường gây chết tỷ lệ cao.
Dòng virus newcastle có độc lực trung bình
– Bệnh thường gây chết ở gà nhỏ
– Tỷ lệ chết thường thấp
– Biểu hiện triệu trứng về hô hấp và thần kinh.
Dòng virus newcastle nhẹ hướng hô hấp
– Gây bệnh nhẹ hơn, biểu hiện ở thể hô hấp
– Đại diện ở dòng này là Hitchner B1 và Lasota dùng để làm vaccine
Dòng virus newcastle nhẹ hướng tiêu hóa
– Không biểu hiện bệnh rõ ràng
– Đại diện ở dòng này là Ulster 2C dùng để làm vaccine.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Do virus newcastle gây nên, có 3 nhóm phân theo độc lực. – Nhóm động lực mạnh gây bệnh nặng, chết nhiều. – Nhóm động lực vừa gây bệnh ở mức độ vừa. – Nhóm động lực yếu ít gây chết gà đông tảo.
Bệnh Newcastle còn gọi là dịch tả gà hay bệnh rù. Là bệnh quan trọng và thường gặp nhất ở gà, vịt, ngan, ngỗng, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm.
Lây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp người, chuột, dụng cụ, gió thổi từ nơi này sang nơi khác. Đặc biệt lây do chim trời hoặc vaccin nhiễm virus.
Các triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán
Bệnh gây do virus chủng độc lực mạnh có thể làm gà đông tảo chết nhanh trong vòng 3-4 ngày.
Triệu chứng bệnh thường gặp là gà đông tảo thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng trắng đôi khi lẫn máu, mào tím.
Nếu kéo dài bệnh chuyển sang thể mãn tính và xuất hiện triệu chứng thần kinh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn.
Đối với gà đông tảo đẻ thì sức đẻ giảm, trứng non nhiều.
Tỷ lệ chết có thể rất cao 40-80%.
Bệnh tích nhìn chung xuất huyết đường tiêu hoá từ miệng tới hậu môn. Niêm mạc mũi, khí quản, phế quản viêm, có nhiều bọt khí.
Chẩn đoán bằng phương pháp phản ứng huyết thanh, nuôi cấy virus kết hợp triệu chứng bệnh tích.
>>> Theo dõi nhiều bài viết khác tại đây
Các phòng bệnh
Phòng bệnh: bằng vaccin đối với gà đông tảo thịt phải dùng tới 3-4 lần. Đối với gà đông tảo trống, gà đông tảo đẻ trứng cần 5-6 lần. Gà đông tảo thả vườn cũng phải dùng 2-3 lần.
Tuy nhiên, không phải khi nào dùng vaccin cũng cho kết quả tốt.
Đối với gà đông tảo thịt nuôi theo hướng công nghiệp nuôi đến 50-60 ngày tuổi đã xuất bán thịt có thể dùng kháng thể gumboro tiêm 0,5ml ở ngày thứ 5 để phòng bệnh. Đến ngày thứ 10 dùng vaccin Lasota. Chỉ dùng vaccin cho đàn gà khoẻ mạnh.
Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới.
Điều trị:
– Kháng thể Gumboro do Hanvet sản xuất có hàm lượng kháng thể newcastle cao, bình quân cho phản ứng với hiệu giá 4 log2. Được sử dụng để điều trị bệnh có hiệu quả tốt.
– Liều lượng 1ml – 2ml cho gà dưới 500g – 1000g.
Có thể tiêm lặp lại sau khi gà khỏi bệnh 5 ngày.
– Kết hợp với cho uống nước có pha Hanmivit, Multivit, Bcomplex, Bột điện giải.
– Kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ rộng như Genta-costrim, Tylo-50, Ampi – Septol, Neotestol, K.C.N.D, Colidox – plus.