Cách chữa bệnh lác mặt hay còn gọi là sùi mào gà ở gà chọi luôn luôn là câu hỏi mà các anh em luôn thắc mắc. Nấm mốc, lác mặt là hiện tượng phổ biến xảy ra trên cơ thể gà chọi. Nhất là khi thời tiết chuyển mùa từ nắng sang mưa hoặc nóng sang lạnh. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi ở nước ta vẫn chưa có thông tin đầy đủ về các bệnh này. Vậy nguyên nhân gà bị bệnh lác mắt là gì? Điều trị như thế nào? Trang artiocom.com sẽ giúp các anh em nuôi gà chọi trên cả nước giải đáp những thắc mắc đáng lo ngại này.
Mục Lục
Yếu tố nào dẫn đến bệnh lác mặt ở gà chọi
Tại sao gà bị lác mặt? Bệnh lác mặt ở gà chọi có nguyên nhân xuất phát từ một loại vi khuẩn có hại ký sinh trên da của gà gây ra. Chúng thường tồn tại nhiều trong chất thải ô nhiễm hoặc bùn, đất, rác bẩn,…là những nơi liên quan trực tiếp đến môi trường sống của chiến kê.
- Không giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ẩm mốc khiến môi trường vi khuẩn sinh sôi. Gà chọi hoàn toàn có khả năng mắc căn bệnh liên về da liễu này.
- Gà bị lây từ những con gà chọi khác bị bệnh trong đàn. Trong quá trình cắn mổ nhau.
- Gà chọi tiếp xúc với gà bệnh khi đá gà. Nhưng sau đó không được vệ sinh đúng cách khiến bị lây bệnh mốc lác.
Hiện tượng này xảy ra tương đối nhiều trên thực tế khi các trận đấu gà chọi thường diễn ra rất quyết liệt. Và việc tiếp xúc trực tiếp giữa các bộ phận trên cơ thể của chúng như đầu, mỏ, mặt là không thể tránh khỏi. Do đó, nếu không được vệ sinh thân thể sạch sẽ thì gà lành rất dễ nhiễm phải vi khuẩn gây lác mặt từ gà chọi bị nhiễm căn bệnh này.
Những dấu hiệu nào để biết gà chọi mắc bệnh này
Gà bị lác mặt sẽ xuất hiện các mảng màu trắng dạng nấm bám dính trên mào, đầu và toàn bộ mặt. Thậm chí, phần đầu gà sẽ bị sưng to và tấy đỏ trong trường hợp không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Bệnh lác mặt không gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khoẻ của gà chọi. Nhưng sẽ khiến chúng ngứa ngáy, khó chịu. Có thể dẫn đến bỏ ăn và không thể tham gia tập luyện. Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài, chúng sẽ bị suy giảm trọng lượng, sức đề kháng. Thậm chí hoàn toàn có thể dẫn đến chết.
Bên cạnh đó, bệnh lác mặt còn gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Cũng như làm cho chiến kê bị mất đi giá trị vốn có mà chúng sở hữu.
Những cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh lác mặt
Với những nguyên nhân được xác định ở trên, người nông dân có thể phòng chống bệnh lác mặt ở gà bằng những biện pháp sau đây:
- Trước khi đưa chiến kê về nuôi, các bạn cần tiến hành phun thuốc khử trùng chuồng trại. Nhằm tiêu diệt hết các tác nhân gây hại. Trong đó có vi khuẩn gây bệnh lác mặt ở gà đã tồn tại sẵn trong môi trường từ trước đó.
- Các bạn cần thường xuyên tiến hành thu gom chất thải cũng như làm sạch các dụng cụ được sử dụng trong quá trình chăn nuôi. Như máng ăn, nước uống để giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Qua đó khiến vi khuẩn gây bệnh lác mặt ở gà không có môi trường thuận lợi để phát triển và sinh sôi.
- Các chiến kê sau khi thi đấu cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ. Và bôi thuốc sát khuẩn các vết thương ngoài da. Nhằm ngăn chặn nguy cơ mắc nấm mốc, lác mặt từ những gà chọi mang mầm bệnh khác.
Cách điều trị cho gà chọi hiệu quả nhất
Khi chiến kê đã mắc bệnh lác mặt sư kê có thể áp dụng theo phương pháp dân gian. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc chuyên trị bệnh lác mặt ở gà. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là phải chữa sớm và trị dứt điểm. Có thể nuôi nhốt riêng gà bị lác mặt nếu cần thiết.
Gà mắc bệnh lác là do mắc bệnh nấm mốc. Nấm mốc phát triển nhanh và mạnh trên da gà chọi, tạo thành những đốm trắng. Khi mật độ nấm mốc dày đặc nhìn đầu gà như bị phủ bột, trắng và da thường sưng đỏ. Gà mắc bệnh nấm mốc sẽ rất ngứa ngáy và khó chịu.
Điều trị bằng phương pháp truyền thống
Sử dụng quả bài thuốc gồm: rượu đế, quả măng cụt, nghệ vàng, vỏ quế, giềng. Giã nhỏ các nguyên liệu sau đó ngâm với rượu đế (rượu trắng).
Sau đó, bôi lên các vùng da bị mốc lác cho gà chọi. Tùy vào mức độ gà bị lác mặt, mốc mặt mà có thể kéo dài thời gian bôi thuốc. Thông thường chỉ trong 1 tuần là các vết lác mặt sẽ bị giảm và được chữa hết.
Đầu tiên anh em dùng nước chè khô thật đặc để làm sạch vết mốc (có thể dùng bàn chải đánh răng đánh sạch vảy mốc xong dùng nước chè rửa sạch) sau đó chờ chỗ mốc thật khô anh em mới được bôi thuốc mốc xanh lên. Chỉ cần bôi mỏng không cần bôi nhiều nhưng quan trọng là phải xoa đi xoa lại cho thật đều. Sau khi bôi xong anh em mang gà phơi chỗ nắng nhẹ rồi cất đi và tránh nước 2 – 3 ngày, không được om gà để tránh vết mốc lây lan. 2-3 ngày sau anh em mang gà ra làm lại như lúc đầu thêm 1 lần nữa là đảm bảo 100% gà khỏi mốc.
Điều trị bệnh lác mặt bằng thuốc tây
Các sư kê có thể tìm mua các loại thuốc tây dùng để đặc trị nấm mốc, lác mặt được bán trên thị trường. Như Alber – T, Tettracylin,… Đây là các loại thuốc phổ biến và được sử dụng nhiều hiện nay.
Cách chữa nấm mốc cho gà chọi bằng thuốc Tây được khá nhiều người dùng. Bởi hiệu quả cao, dễ thực hiện, lại dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc thú y trên toàn quốc.
Trong trường hợp gà chọi bị lác mặt nặng hoặc trong đàn bị số lượng lớn. Thì cách trị gà bị lác mặt bằng thuốc tây cũng sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Gà bị lác mặt là một căn bệnh hết sức nguy hiểm đối với mọi chiến kê ở nước ta. Hy vọng qua những thông tin từ Xemgada. Các bạn đã có thể nắm rõ về nguyên nhân gà chọi bị lác mặt. Cách phòng chống cũng như phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này cho chiến kê của mình trong tương lai.
Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.