Gia cầm sau khi nở sẽ được chuyển sang giai đoạn ấp. Nhiều người chủ quan trong khâu này dẫn đến gà chết sớm, khô chân, khô lông, khô mỏ, kém ăn ở gà con. Khô chân gà do nhiều nguyên nhân gây ra, đó cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó. Do tính chất phức tạp, nếu không phát hiện kịp thời, điều trị đúng bệnh sẽ lây lan ra cả đàn, tỷ lệ chết lên đến 5 – 30%. Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh khô chân ở gà sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh
– Do sai sót kỹ thuật ấp dẫn đến gia cầm nở không đều.
– Do vận chuyển xa, và không cho gia cầm mới nở ăn uống sớm.
– Thiếu nhiệt úm, thức ăn không đủ chất, thiếu mẹt, máng uống.
Giai đoạn gà mới nở
Gà con mới nở từ máy ấp trứng hoặc do gà mẹ ấp thì vài ngày đầu tiên, chúng rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên nếu quá trình vận chuyển từ trại giống về chuồng nuôi úm không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì vài ngày sau khi nuôi, gà con cũng có biểu hiện khô chân.
Trong giai đoạn nuôi úm, hầu hết các trường hợp gà bị khô chân là do mật độ nuôi úm quá cao, nhiệt độ môi trường và bên trong chuồng úm cao dẫn đến tình trạng mất nước.
Giai đoạn gà đạt trọng lượng trên 1kg
Nguyên nhân khiến gà trưởng thành bị bệnh khô chân là do chúng không được cung cấp đủ nước, thiếu nước.
Chế độ ăn uống không phù hợp khiến cho gà bị thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Gà ăn quá nhiều chất cơ, có hiện tượng bị bội thực thức ăn, nước uống hoặc bị nghẽn đường ruột, nấm diều… cũng sẽ có khả năng cao bị khô chân.
Trong quá trình nuôi không thực hiện đúng lịch tiêm vacxin hoặc thuốc để phòng bệnh thương hàn, bạch lỵ…
Một số nguyên nhân được ghi nhận là do gà mắc bệnh thương hàn, bệnh newcastle (bệnh gà rù), bệnh tụ huyết trùng, bệnh bạch lỵ ở gà con… khô chân sẽ là một trong những biểu hiện của các bệnh này.
Triệu chứng của bệnh
– Chúng đứng hoặc nằm mắt nhắm nghiền, không chịu ăn
– Da chân khô, mỏ khô, gầy tọp sau vài ngày long xù, tiêu chảy rồi chết.
– Xác gầy, diều không có thức ăn, bụng nặng, lòng đỏ không tiêu
– Ruột quắt, viêm cata đến viêm xuất huyết.
Phòng bệnh như thế nào?
– Vận chuyển đúng quy trình, chuẩn bị đủ nhiệt độ úm, thức ăn nước uống cần thiết.
– Cho gà uống thuốc sau: 2g.T.Umgiaca hoặc T.Colivit + 1,5g T,Cúm gia súc hoặc Antigum + 1,5g Doxyvit thái hoặc Surper –vitamin. Tất cả pha vào 1 lít nước cho gà uống tự do trong 3 ngày đêm đầu.
Cách điều trị
– Phải cung cấp đủ nhiệt độ úm 370C ngày đầu và giảm dần 1 0C sao cho đến 7 ngày nhiệt độ vẫn đạt 30-31 0C, ngày thứ 14 là 25-270C, ngày 21 trở đi phải đảm bảo không dưới quá 220C.
– Nhỏ ngay vacxin Gumboro A hoặc 228E và ND-IB vào mồm, mũi
Cách 1:Sử dụng thuốc sau: T.colivit 20g + T.Cúm gia súc +20g Super- vitamin /100kg gà, vit, ngan/ ngày. Tất cả pha với nước hoặc trộn thức ăn cho ăn uống cả ngày, dùng 3 ngày liên tục.
Cách 2: Thay T.Colivit bằng T.Avimycin, hoặc T.Umgiaca. Hoặc T.FloxC, hoặc T.I.C. các thuốc khác giữ nguyên.