Gà đá bị mất gân, bạn có biết gân yếu hay không? Người chơi gà chọi biết rõ nguồn gốc của con gà có thể có hoặc không có chân yếu. Trừ khi bạn tìm hiểu kỹ, nếu nhìn từ bên ngoài thì khó có thể phát hiện ra gà bị mất gân, yếu chân, v.v. Nhận biết các bệnh ở gà chọi như yếu chân, mất gân thường dựa vào đặc tính kỳ lạ của chúng. Ví dụ gà đi chậm, nằm nhiều hơn bình thường, kê gối kém. Dấu hiệu rõ ràng nhất là khi sức đá bị hao mòn, việc hạ cánh sẽ khó khăn. Dù liên tục tung đòn nhưng đối thủ không có vết thương chí mạng nào trong giao tranh.
Mục Lục
Gà bị gân yếu là do đâu?
Có 3 nguyên nhân khiến gà bị cứng gân, mất gân mà người nuôi thường ít để ý. Chỉ một vài thao tác đơn giản nhưng lại là nguyên nhất chủ chốt. Khiến chân gà không còn là một vũ khí lợi hại như ban đầu. Cụ thể các nguyên nhân đó là:
Gà bị mất gân do vần vỗ, om chườm không đúng cách, gà non ép đòn quá tải…
Gà bị mất gân yếu do tiêm phòng, tiêm thuốc bổ hoặc bệnh vào gân tại phần cơ đùi (Người không biết tiêm) và do chữa trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh liều cao hoặc dùng liên tục thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
Gà bị mất gân do cho gà đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông chuyển vụ lông 1 sang vụ lông 2. Gà bị mất gân do chính gen di truyền của giống gà (Có những giòng gà cứ thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 xong là không thể chơi được). Kinh nghiệm nhãn tiền mà tôi đã gặp được 4 con (Những con gà này ở vụ lông 1 chân đòn và gân gối của nó lên theo từng kỳ vần).
Chú ý: Có thể gà bị mất gân do chính dòng giống gà là không thể chữa trị gì được bởi nó là bẩm sinh do di truyền.
>>> Xem thêm nhiều bài viết bệnh gà đá Tại đây
Những biện pháp chữa trị cho gà chọi
Kiểm tra phát hiện thấy gà bị mất gân thì lập tức tách riêng nó ra một nơi có khoảng không gian rộng rãi, có cát đất và cây cỏ… Thả gà chung với mấy con gà con non để nó tung tăng bới rãi. Không được thả nhốt chung với gà mái đẻ hoặc gần gà chiến chạy lồng.
Hàng ngày lấy thuốc bóp ( có thể dùng bài thuốc bóp rượu cho gà chọi; hoặc bạn có bài thuốc nào bóp gà hay hơn cũng được); xoa bóp vào đùi gà với cái động tác masage vào buổi sáng; hoặc chiều tối liên tục khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày trên ta vẫn tiếp tục dùng thuốc bóp với các liệu pháp nêu trên; nhưng ở đây ta sẽ tiến hành thêm phương pháp luyện gân gối; và phục hồi chức năng gân cho gà.
Tay phải đặt dưới lườn trước còn tay trái đặt dưới lườn sau của con gà sau đó nâng lên độ cao khoảng 30 cm so với mặt đất rồi thả tay ra cho gà rơi xuống đất tự do, làm khoảng 10 lần trong 5 ngày đầu tiên sau đó cứ như vậy mà tăng dần theo thời gian cho tới khi đạt được 100 lần/ngày.
Tay phải đặt dưới lườn trước của con gà sau đó hất tay lên; để con gà bị hẫng rồi rơi tự do xuống đất; phần này ta cũng làm giống như phần trên và cả hai cùng thực hiện song hành với nhau. Cho gà tập xong 2 bài tập thì ta để cho gà đi lại tự do khoảng 10 phút; sau đó lấy tay phải đặt ngang cổ gà; và xoay nhẹ cổ tay cho con gà xoay theo hình tròn khoảng 5 phút.
Một số lưu ý khi chữa trị cho gà chọi
Không chữa lại làm gì cho mất thời gian vì nếu có chữa được cũng không con thời gian để chơi vì ta không thể mang những con gà như vậy ra để đợi thay lông đá vụ lông 3.
Gà chọi bị mất gân do cho gà đạp mái quá nhiều trong thời gian thay lông chuyển từ vụ lông 1 sang vụ lông. Khi phát hiện gà đá về đi tập tễnh hoặc chân yếu sau các kỳ vần thì ngay lập tức tách riêng ra khỏi gà mái hoặc gà trống trưởng thành khác.
Chú ý: Trong thời gian luyện gân gối và phục hồi chức năng gân cho gà ta phải theo rõi kỹ xem nó tiếp đất có bị ngã hay khụy gối không, nếu bị ngã hay khụy gối thì ta phải giảm tốc độ các bài tập cho chậm lại đôi chút.
Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn biết thêm về gà đá. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.