Bệnh tụ huyết trùng là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này do vi khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra (Lưu ý là vi khuẩn G-). Tất cả các loại gia cầm đều có nguy cơ mắc bệnh này. Nhưng vịt, ngan thường bệnh nặng hơn. Ở miền Nam bệnh này thường được gọi là toi vịt. Bệnh thường xảy ra vào thời gian giao mùa trong năm với khả năng lây lan nhanh cùng tỷ lệ chết rất cao. Bà con chăm nuôi ngan và vịt cần lưu ý các thời điểm giao mùa trong năm. Bởi thời điểm đó thì bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra. Đặc biệt lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế chăn nuôi của bà con.
Mục Lục
Một số nguyên nhân gây nên bệnh tụ huyết trùng ở ngan, vịt mà bạn cần biết
Bệnh lây lan trước tiên là do gia cầm bị bệnh (đang nung bệnh) truyền cho những con khác. Các chất thải của gia cầm bệnh và nước rửa khi mổ thịt gia cầm chết dịch cũng là nguyên nhân làm bệnh lây lan. Vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da,…
Nhiều khi bệnh không xảy ra do lây lan mà là tự phát. Đó là do gia cầm khỏe có mang sẵn vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể. Rồi chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh hay các biến đổi về sức khỏe bên trong cơ thể. Do đó, làm giảm sức đề kháng. Vi khuẩn cùng với ký sinh trùng trong cơ thể sẽ tăng độc lực và gây ra bệnh.
Ngoại cảnh ảnh hưởng xấu đến quá trình gây bệnh thường là do điều kiện dinh dưỡng kém; thức ăn thiếu về số lượng và kém chất lượng. Điều kiện vệ sinh chăm sóc kém, các cơn gió lạnh đầu mùa cũng có thể làm dịch phát ra. Cũng có thể do vận chuyển, do chuồng nuôi quá chật hẹp, ao tù nước đọng. Những đàn vịt đẻ cuối vụ sức khỏe yếu. Do hoạt động của buồng trứng tăng cường quá mức. Hiện tượng vịt thay lông và bệnh ký sinh trùng đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của vịt đẻ.
Mắc phải bệnh nặng hay nhẹ là tùy độc lực của căn bệnh
Vịt, ngan mắc bệnh nặng hay nhẹ là tùy độc lực của căn bệnh gây nên. Nếu độc lực cao thì vịt, ngan chết rất nhanh và nhiều.
Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng. Đàn vịt đang khỏe mạnh bình thường đột nhiên ủ rũ. Nhiệt độ thân thể cao và con vật chết 1- 2 giờ( tối vịt vẫn còn ăn sáng đã chết). Có khi chết tới 50% tổng số đàn.
Thể cấp tính bệnh khá phổ biến. Vịt ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra nước nhớt, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ bệnh vịt có thể ỉa chảy, phân loãng đen xám, xanh hoặc vàng. Vịt ngày càng khó thở, mặt tụ máu; không có triệu chứng thần kinh, bại liệt. Con vật thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở.
Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối vụ dịch. Vịt thường gầy còm, da bọc xương do bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. Gan bị viêm hoại tử mãn tính gây rối loạn cơ năng. Khớp đùi, đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính. Đôi khi thấy viêm màng não và có triệu chứng thần kinh.
Một số dấu hiệu bệnh tích
Thể quá cấp tính ngoài hiện tượng tụ máu. Và xuất huyết ở các xoang vùng phủ tạng ra không thấy có bệnh tích điển hình.
Ở thể cấp tính, vịt khi chết thường thấy tụ máu. Bên cạnh đó, xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da, các xoang và cơ quan trong cơ thể. Tim bị sưng, bao tim trương to có chứa dịch màu vàng; viêm ngoại tâm mạc cho nên thấy xuất huyết.
Phổi tụ máu, viêm màu nâu thẫm. Có thể thấy chứa nước màu đỏ nhạt. Gan hơi sưng, màu vàng hoặc chấm đỏ do hoại tử đặc biệt của bệnh tụ huyết trùng. Các nốt hoại tử to bằng mũi kim hoặc đầu đinh ghim. Lách bị tụ máu, hơi sưng. Niêm mạc một bị viêm tụ máu chảy máu có các đàm màu đỏ thẫm.
Thể mãn tính chủ yếu là viêm và hoại tử mãn tính đường hô hấp và gân; đôi khi viêm phúc mạc. Buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm, sưng to, màu vàng nhạt, chứa đầy nước. Có khi các khớp viêm sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.
Vịt giống mới mua về cần cho uống Bio Vitamin C
Vịt giống mới mua về cần cho uống Bio Vitamin C để phòng và chống stress gây hại. Sưởi ấm cho vịt 1-3 tuần lễ đầu. Cho ăn thức ăn đầy đủ thành phần và dinh dưỡng, tốt nhất là dùng loại thức ăn viên cho vịt con.
Vịt từ 20 ngày tuổi trở lên phải chích ngừa vaccin tụ huyết trùng cho vịt. Tiêm vaccine khi vịt khoẻ mạnh và vào ngày thời tiết mát mẻ.
Chú ý khâu vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt
Nếu ở những vùng đang bị dịch bệnh; hoặc xung quanh khu vực nuôi có dịch bệnh tụ huyết trùng ở vịt, phải bổ sung một trong những loại kháng sinh cho vịt. Chẳng hạn như: Bio Amoxycoli, Bio Enrofloxacin 10% oral để ngăn ngừa vịt nhiễm bệnh. Chú ý khâu vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Cách ly với những đàn vịt đang bị bệnh.
Bổ sung vitamin, khoáng chất và điện giải vào khẩu phần ăn. Nhằm để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại khi thay đổi thời tiết, môi trường sống và xung quanh có dịch bệnh…
Xem thêm một số bài viết về các bệnh ở gia cầm hữu ích khác nhé!
Phương pháp điều trị bệnh
Do bệnh xảy ra với tốc độ nhanh nên khi phát hiện đàn vịt có bệnh nên tiêm cho toàn đàn bằng một trong các loại thuốc sau : BIO FLODOXY 1ml/5kg thể trọng, GENTAMYCIN 10% 1ml/5kg thể trọng, LINSPEC 5/10 : 1ml cho 3-5 kg thể trọng, LINCOGEN : 1ml cho 4-5 kg thể trọng
Tiêm liên tục 3 ngày, kết hợp cho uống thêm hạ sốt và điện giải để con vật mau khỏi. Sau đó cho uống một trong các loại sau từ 3-5 ngày để bệnh khỏi hoàn toàn và không tái phát: BIO AMOXICILLIN 50% 2g / 5-6 lít nước hoặc 1g / 2-3 kg thức ăn, BIO AMPI COLI MAX 2g/lít nước, HANFLOR 20 % ORAL : 1ml cho 10 kg thể trọng/ ngày.
Trên thị trường bán rất nhiều loại thuốc trị bệnh tụ huyết trùng ở ngan vịt. Tuy nhiên bà con cần lựa chọn được đúng loại thuốc mang tính hiệu quả cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Một số thuốc có thành phần chính là Oxytetracycline dihydrate sẽ có tác dụng chữa bệnh tụ huyết trùng ở vịt ngan. Tilmicosin Phosphate cũng có tác dụng điều trị bệnh tụ huyết trùng ở ngan vịt.