Trong chăn nuôi gà việc gà bệnh là mối lo nhất cho những người nuôi. Chúng làm giảm hiệu quả chăn nuôi; tốn chi phí chữa bệnh; và thậm chí có thể đi “tong” cả đàn gà. Do đó, người chăn nuôi cần biết các biểu hiện gà bệnh trước khi tình hình trở nên tệ hơn. Ngoài ra, người nuôi gà cần phải biết cách phòng chống bệnh cho gà bằng cách vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại và tiêm vắc xin phòng bệnh. Hãy cùng mục chăm sóc gà thịt tìm hiểu cách phát hiện bệnh và ngăn ngừa dịch bệnh ở gà nhé!
Mục Lục
Gà bệnh sẽ có biểu hiện như thế nào?
- Khả năng vận động: với gà mắc bệnh, chúng thường hoạt động chậm chạp; ủ rũ; đứng yên; hoặc đi lại chậm chạp. Trong khi đó, với gà khoẻ, gà thường hoạt động liên tục trong ngày mà không hề mệt mỏi.
- Lông gà: với gà mắc bệnh, lông thường dựng lên. Trong khi đó, gà khoẻ thường sở hữu bộ lông bóng mượt, sát vào thân.
- Mắt: gà mắc bệnh thường đứng yên, mắt nhắm nghiền, dễ chảy nước mắt
- Mỏ: cùng với nước mắt, gà ốm cũng thường chảy nước mũi, khó thở
- Chân: chân gà bệnh thường khô hoặc tím, ít di chuyển
- Phân: phân gà mắc bệnh thường lỏng, có màu xanh hoặc trắng và đôi khi là có màu đỏ như máu. Đặc biệt, phân gà thường hôi, bết dính ở hậu môn.
Phòng ngừa bệnh cho gà
Có rất nhiều giải pháp khác nhau mà bạn nên áp dụng để có thể phòng bệnh cho gà hiệu quả. Trong đó, sát trùng chuồng trại là một trong những lựa chọn mang đến hiệu quả cao nhất; giúp loại bỏ mầm bệnh, đặc biệt là những bệnh gây ra virus.
Lựa chọn thuốc sát trùng
Khi thời tiếc thay đổi vào các mùa mưa, mùa hè hay thậm chí là đợt dịch bệnh kéo dài, thì việc khử trùng chuồng trại trở nên rất quan trọng đối với các hộ chăn nuôi, trang trại gà. Để sát trùng chuồng trại, bạn cần lựa chọn thuốc đúng cách với những tiêu chí như sau:
- Thuốc sát trùng cần có độ an toàn cao, không ảnh hưởng đến người sử dụng, không ảnh hưởng đến chất lượng gà, không ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Thuốc sát trùng cần có tác dụng với nhiều loại mầm bệnh khác nhau.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc sát trùng sau: Iodine 100 (sát trùng vi khuẩn nặng trong môi trường chuồng trại); Omnicide New (dung dịch vệ sinh, sát trùng phổ rộng tác dụng mạnh lên virus); Benkocid (dung dịch vệ sinh chuyên dùng trong các nông trại, trang thiết bị).
Nguyên tắc sát trùng
Để tránh việc gà bệnh, bạn phải luôn luôn làm sạch phân và các chất bẩn trong chuồng. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella. Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt chuồng trại, và phải để khô hoàn toàn chuồng trại; vì vi sinh vật không thể sống trong môi trường khô.
- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa: Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng; tường chuồng; trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi;…
- Rửa sạch bằng nước: Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ sàn, vách ngăn, cần ngâm nước 1 – 3 ngày trước khi rửa; đối với 1 số chỗ khó rửa, phải dùng vòi xịt áp xuất cao bằng hơi.
- Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy: Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.
- Sát trùng bằng thuốc sát trùng phổ rộng Iodine 100: Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp, cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc.
- Để khô: Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi thời gian trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 – 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
Sát trùng định kỳ
Sát trùng chuồng trại sẽ được tiến hành trong 3 giai đoạn chính: trước khi thả gà; trong khi nuôi gà; và sau khi bán gà.
Trước khi thả gà, việc sát trùng giúp đảm bảo loại bỏ các mầm bệnh tối ưu nhất. Trong khi nuôi, việc sát trùng sẽ diễn ra 1 lần/tháng; và tăng lên 2 lần/tháng trước khi bán gà. Sau khi gà xuất chuống, bạn cũng cần vệ sinh dọn sạch chất thải và khử trùng chuồng để cho lứa sau. Ngoài ra, khu vực xung quanh chuồng cũng cần phải được sát khuẩn thường xuyên; đặc biệt khi trong đàn có con bị mắc bệnh.
Cùng với sát trùng chuồng trại thường xuyên, để phòng bệnh cho gà, bạn hãy chú ý tiêm phòng cho gà theo định kỳ. Đồng thời, xem xét biểu hiện của gà để điều trị kịp thời; chú ý đến chế độ ăn sao cho đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Hơn thế nữa, về chế độ ăn, bạn nên cho gà ăn thức ăn được ủ bằng men ủ vi sinh để tăng sức đề kháng cho gà.