Chăn nuôi gà cũng có nhiều mục đích khác nhau là lấy trứng hoặc lấy thịt. Đối với nuôi gà thịt, bạn cần chọn các giống gà cho thịt mềm ngon, được nhiều người ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, kỹ thuật nuôi gà thịt cũng phải được áp dụng cẩn thận, như: chọn gà giống; chọn thức ăn cho gà; phòng ngừa bệnh;… Đối với mỗi giống gà và hình thức chọn nuôi khác nhau, người nuôi sẽ cho ra sản lượng thành phẩm khác nhau. Hãy cùng artiocom.com tìm hiểu thêm về kỹ thuật nuôi gà thịt và những điều cần lưu ý nhé!
Mục Lục
Chọn giống nuôi gà thịt
Trong kỹ thuật nuôi gà thịt thì chọn giống chính là yếu tố đầu tiên mà bạn cần phải chú ý. Nó có tính quyết định đến hơn 60% hiệu quả của việc chăn nuôi gà thịt mà bạn thực hiện. Điều này càng quan trọng hơn rất nhiều nếu quy mô nuôi gà lớn. Vì thế cho nên, khi chọn giống gà để nuôi lấy thịt thì bạn phải chọn gà có các đặc điểm sau:
- Về vóc dáng: gà phải khỏe mạnh, có kích thước đều nhau
- Về thần thái: mắt sáng, nhanh nhẹn
- Về các đặc điểm khác: bạn cần chọn gà thịt có lông mịn; chân mập khỏe; da chân săn; và không bị hở rốn;…
Ngoài các đặc điểm trên thì điều mà bạn cần phải chú ý chọn giống gà chính là cần phải lựa chọn cơ sở cung cấp gà giống có giấy kiểm dịch vụ cơ quan thú ý và có uy tín, chất lượng trên thị trường.
Chọn hình thức nuôi
Tùy theo số lượng và nhu cầu chăn nuôi mà người nuôi có thể chọn hình thức nuôi khác nhau. Chẳng hạn như:
- Nuôi thả vườn: cần diện tích đất lớn và có thể kết hợp được với đất trồng cây và rau. Nuôi gà thả vườn rất dễ chăm sóc vì sử dụng diện tích đất rộng; ít dịch bệnh; gà lớn nhanh, đồng đều.
- Nuôi trên sân cát: phù hợp với nuôi gà ta. Mô hình này cũng giúp gà phát triển tốt, ít nhiễm bệnh.
- Nuôi nhốt chuồng: dành cho diện tích đất eo hẹp và số lượng gà nuôi lớn. Mô hình giống như nuôi gà công nghiệp, nhưng sản phẩm bạn nhận được sẽ là gà ta. Nuôi nhốt chuồng tốn chi phí đầu tư lúc đầu, nhưng kết quả nhận lại sẽ có chất lượng tốt.
Còn nhiều hình thức nuôi gà thịt khác, tuy nhiên, dù chọn cách nào thì bạn cũng phải chuẩn bị mang ăn, máng uống nước cho gà. Tuyệt đối không nên cho gà ăn dưới đất, nếu không gà sẽ dễ mắc bệnh; nhất là các loại bệnh đường ruột.
Xây dựng chuồng nuôi
Chuồng nuôi hoặc chuồng cho gà trú cũng phải đặc biệt chú ý. Chuồng cần phải thông thoát: ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Bạn có thể độn nền chuồng bằng các vật liệu vừa rẻ lại mang hiệu quả cao, như: cát đen; trấu; phôi gỗ bào nhỏ;…, và bổ sung thêm vôi tả.
Chuồng cũng cần vệ sinh định kỳ 1 lần/tháng bắng thuốc sát trùng khử mùi. Giai đoạn gà 50 ngày tuổi cho tới khi xuất bán thì tăng lượng vệ sinh lên 2 lần/tháng.
Chọn thời điểm nhập đàn gà
Gà thịt thường bán chạy và có giá cao vào những dịp cưới hỏi, lễ, Tết… Cho nên, người nuôi cần nhập đàn sao cho bán trúng vào những dịp này trong năm. Cụ thể là:
- Lứa 1: Nhập vào tháng 12 âm lịch, bán tháng 3
- Lứa 2: Nhập gà giữa tháng 3, bán tháng 7 âm lịch
- Lứa 3: Nhập gà tháng 7, bán tháng 11 âm lịch
Người nuôi không nên nhập gà gối lứa trên cùng một khu nuôi. Vì làm như vậy, nếu gà to bị bệnh sẽ lây sang gà nhỏ. Gà nhỏ bị bệnh thì rất khó chữa; dễ bị chết nhiều hoặc còi cọc, chậm lớn. Tốt nhất, 1 năm chỉ nên nuôi 3 lứa (4 tháng/lứa).
Việc nuôi gà trong nông hộ hiện nay vẫn chạy theo phong trào. Vì vậy, cứ sau mỗi đợt giá gà leo thang lên đắt là người nuôi ồ ạt nhập đàn. Khi bán cung lại vượt cầu nên giá thường thấp. Do đó, cần chọn thời điểm thích hợp và có tiềm năng mới nhập đàn sẽ cho hiệu quả cao.
Chọn nguồn thức ăn cho gà thịt
Để nuôi gà nhanh lớn, bạn không nên cho gà ăn quá nhiều cám công nghiệp. Về cơ bản gà thịt hoặc gà đẻ trứng nuôi theo mô hình nhốt chuồng hoặc thả vườn thì có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp; thay vì các tăng trọng, như: thóc; ngô; tấm đem nghiền nhỏ. Ngoài ra, bạn còn có thể cho gà ăn bột xương; bã đậu; bã bia; muối; thân cây chuối thái nhỏ; rau xanh; giun đất; giun quế… Nguồn thức ăn này có giá thành rẻ, dễ kiếm lại tuyệt đối không gây biến đổi gen; đảm bảo chất lượng thịt gà khi xuất bán.
Ngăn ngừa bệnh cho gà thịt
Trong kỹ thuật nuôi gà thịt muốn đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải dùng văc xin và kháng sinh phòng bệnh cho gà định kì. Một số vắc xin dùng cho gà có hiệu quả cao là: Marele; Lasota; Gumboro; Newcastle; và văc xin cúm H5N1. Dùng kháng sinh phòng bệnh cho gà theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn gà từ 1- 21 ngày tuổi: Tiêm phòng các kháng sinh, Ampisep; Anticooc; HanEba
- Giai đoạn gà sau úm( từ 21 đến 48 ngày tuổi): Sử dụng các kháng sinh Ampicoli và Anticoocid
- Giai đoạn gà từ 50- 90 ngày tuổi: Tiêm phòng bằng kháng sinh Gentatylosin và Neotsol
- Giai đoạn gà từ 90 ngày tuổi đến xuất bán: Sử dụng các kháng sinh, như Ampicoli; Gentatylosin; HanEba; Anticooc
Các thuốc bổ trợ cần dùng còn có: Bcomplex và vitamin C. Lưu ý, bạn nên ngừng dùng thuốc trước khi xuất bán từ 7 – 10 ngày, để đảm bảo an toàn cho sản phẩm gà thịt.