Hàn Quốc là thị trường kinh tế lớn. Họ là cái tên liên tục dẫn đầu về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 40%. Năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến cho xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc không ổn định, và có xu hướng giảm.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu 2020, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đã giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng giá trị đạt hơn 209 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2021 này, đã có tín hiệu đáng mừng khi hoạt động xuất khẩu mực đã tăng nhẹ trở lại.
Mục Lục
Hàn Quốc là thị trường lớn
VASEP cho biết trong quý II/2021, Hàn Quốc kiểm soát tốt hơn dịch COVID-19, do đó nhập khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này ổn định mức tăng trưởng so với quý I. Tính riêng trong quý II/2021, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt gần 63 triệu USD; tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai quý đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt 110 triệu USD; tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam; chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, bạch tuộc là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này trong nửa đầu năm nay; trong đó nhiều nhất là các sản phẩm bạch tuộc đông lạnh chiếm tới 76% tổng giá trị xuất khẩu. So với năm trước, XK bạch tuộc sang Hàn Quốc giảm; trong khi XK mực lại có xu hướng tăng. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do sự tăng trưởng trong XK mực khô, nướng.
>>> Xem thêm tin tức về thị trường tiêu dùng.
Xuất khẩu mực khô, bạch tuộc đông lạnh
Việc được hưởng ưu đãi thuế quan 0% đã giúp Việt Nam tăng bạch tuộc tươi, sống; và đông lạnh sang thị trường Hàn Quốc. Lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA); cũng tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này.
Nửa đầu năm nay, xuất khẩu bạch tuộc chế biến sang Hàn Quốc tăng 40%. Trái lại, xuất khẩu các sản phẩm mực khô, nướng và mực tươi/sống/đông lạnh giảm lần lượt 36% và 20%.
Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh; mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh; mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh; bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh…
Theo số liệu của ITC, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ các nước trong 6 tháng đầu năm nay giảm nhẹ 1,4%; đạt 151,8 triệu USD.
Các thị trường cung cấp mực, bạch tuộc cho Hàn Quốc
Hàn Quốc nhập khẩu mực, bạch tuộc từ 11 nước trên thế giới. Trung Quốc vẫn duy trì là nhà cung cấp mực, bạch tuộc hàng đầu vào Hàn Quốc. Các nhà cung cấp quan trọng khác cho thị trường mực ống Hàn Quốc là Peru, Việt Nam và Thái Lan. Vị trí này của Trung Quốc có thể sẽ duy trì trong vài năm tới; vì giá trị XK mặt hàng này của Trung Quốc sang Hàn Quốc gần như cao gấp 2 lần so với nhà cung cấp đang đứng thứ 2 là Peru; và cao gấp ít nhất 2 lần so với nhà cung cấp đứng thứ 3 là Việt Nam. Và khoảng cách giữa Trung Quốc và Việt Nam đang có xu hướng ngày càng xa.