Trong ngành chăn nuôi, giống là tiền đề và thức ăn chính là cơ sở. Đặc biệt, vấn đề Thú y là không thể thiếu được trong ngành này. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng khá phát triển. Và cũng góp phần quan trọng nhằm cải thiện nền kinh tế và nâng cao vị thế của ngành. Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh luôn đe dọa đối với đàn gia cầm của người dân. Nếu chỉ cần chúng ta sao nhãng một chút thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Bài viết dưới đây của chúng tôi là một số bệnh thường gặp ở ngan, vịt cùng những triệu chứng và cách phòng, chữa bệnh mà bạn cần ghi nhớ.
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan virus ở loài vịt
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh khoảng 2 – 4 ngày. Bệnh tiến triển nhanh khó phát hiện kịp. Vịt sã cánh, buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi nặng. Nằm đầu ngoẹo ra sau hay về một bên, co giật toàn thân sau đó mới chết ở tư thế duỗi thẳng. Bệnh tiến triển rất nhanh, trong vòng 2 giờ. Tỷ lệ bệnh 100% đàn, tỷ lệ chết 95 – 100% ở vịt con 1 – 3 tuần tuổi; và 50% ở vịt 4 tuần trở lên.
Phòng, chữa bệnh
Không có thuốc đặc trị nên chỉ dùng biện pháp vệ sinh thú y để phòng, tiêm phòng vaccine cho vịt con và vịt trưởng thành. Cách ly tốt vịt con 1 – 5 tuần tuổi tránh lây nhiễm.
Bệnh tụ huyết trùng có thể làm cho ngan, vịt chết đột ngột
Triệu chứng
Bệnh thể quá cấp tính, ngan vịt chết đột ngột rất nhanh; mà chưa có dấu hiệu bệnh tật. Bệnh cấp trong 1 – 3 ngày. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm, thể hiện sốt, bỏ ăn, xù lông, dịch tràn ra miệng, tiêu chảy, thở gấp, tỷ lệ chết 50%.
Phòng, chữa bệnh
Chăm sóc, vệ sinh chuồng. Phòng bệnh bằng cách pha trộn vào thức ăn. Hoặc uống liên tục 2 – 3 ngày trong tuần khánh sinh. Uống Cosumix 2 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn, Tetracyclin 1 g/4 lít nước hoặc 1 g/4 kg thức ăn. Tiêm vaccine 2 đợt lúc vịt 20 – 30 ngày tuổi và 4 – 5 tháng tuổi cho vịt đẻ.
Bệnh phó thương hàn gây nguy hiểm cho vịt ở nhiều độ tuổi
Triệu chứng
Vịt con 3 – 15 ngày tuổi thường bị nhiều ở thể cấp tính. Vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính. Vịt ốm, tiêu chảy, phân loãng, có bọt khí, lông đít dính, ít đi lại. Chúng tách đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm. Vịt khát nước, bỏ ăn. Bệnh có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật, kéo dài 3 – 4 ngày thì chết đến 70%.
Phòng, chữa bệnh
Làm tốt công tác vệ sinh, nhất là ổ đẻ. Trộn thuốc furazolidone liều phòng cho vịt đến 2 tuần tuổi 100 g/tấn thức ăn, sau 2 tuần 50 g/tấn thức ăn; liều chữa 150 g/tấn chữa cho từng con thì 50 mg/con.
Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI cũng rất nguy hiểm nên được lưu ý
Triệu chứng
Vịt trên 3 ngày tuổi bị bệnh có triệu chứng lông xù, rụt cổ, mắt lim dim như buồn ngủ; và tiêu chảy phân màu trắng rồi chết. Nhiều con ốm bị thần kinh co giật, ngoẹo cổ. Làm cho chúng đẻ giảm, vỏ trứng có máu, chết rải rác.
Một là, vi khuẩn E.coli xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài qua vết thương đường hô hấp, tiêu hoá khỏe. Sau đó đi thẳng vào máu gây nhiễm trùng máu làm cho vịt chết đột ngột; mà chưa biểu hiện bệnh tích. Hai là, vi khuẩn E. Coli thường có sẵn ở ruột già khỏe mạnh. Khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt; nhất là cho ăn không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho E.Coli phát triển và gây bệnh.
Phòng, chữa bệnh
Ðề phòng tốt các bệnh cầu trùng, ký sinh trùng, viêm đường hô hấp mãn tính. Trộn kháng sinh liều vào thức ăn: neotesol 100 – 200 mg/kg thể trọng, Tetracyclin 50 – 60 mg/kg thể trọng… Tiêm phòng vaccine Neotyphomix liều lượng 1 cc/3 con.