Bệnh nấm mốc (bệnh phấn trắng) ở gà là một trong những bệnh thường làm cho gà ngứa ngáy, khó chịu, già yếu, ốm yếu, chậm lớn và không no. Gà đá bị nấm mốc là bệnh thường gặp của anh em nuôi gà chọi. Bệnh diễn biến dai dẳng và rất khó chữa khỏi hoàn toàn loại bệnh ngoài da này. Những người chăn nuôi gia cầm hoang dã vô cùng bức xúc trước dịch bệnh này của gà. Tuy nhiên, nhiều anh em đã tìm ra cách hiệu quả để điều trị triệt để bệnh nấm mốc cho gà chọi. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách trị nấm mốc cho gà chọi bằng nhiều cách khác nhau để đảm bảo hiệu quả cao.
Mục Lục
Bệnh nấm mốc là gì?
Nấm mốc là một dạng của nấm. Có nhiều loại khác nhau và chúng có thể xuất hiện ở cả trong nhà và ngoài trời.
Nấm mốc tạo ra bào tử, chúng phát tán bằng cách bay lơ lửng trong không khí. Các bào tử nấm có ở tất cả các môi trường trong nhà của bạn. Không có cách nào để ngăn chặn bào tử và chúng có thể tồn tại trong điều kiện mà bản thân nấm mốc không thể phát triển.
Bào tử nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm và ấm, vì vậy khi chúng tiếp đất ở nơi ẩm ướt, chúng sẽ bắt đầu phát triển.
Để có thể đưa ra được những câu hỏi: Làm như thế để có thể trị khỏi mốc lác ở gà chọi thì chúng ta cần biết những tiêu điểm sau:
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh mốc lác ở gà chọi
- Phương pháp để phòng bệnh.
- Cách chữa bệnh mốc lác cho gà chọi.
Hôm nay, tôi và bạn cùng tìm hiểu những tiêu điểm trên để có được một phương thức chăm sóc cho gà chọi một cách tốt nhất.
Yếu tố gây ra bệnh nấm mốc ở gà chọi
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới gà chọi bị mốc. Một phần đó chính là do điều kiện vệ sinh không đảm bảo hoặc các trận chiến kịch liệt.
Trước tiên chúng ta cần phải biết rằng tình trạng mốc ở gà là do một loại nấm da gây nên. Chúng khiến lớp da trên bề mặt của gà nhanh chóng hoàn thành vòng đời và bong tróc. Một phần điều kiện sinh hoạt, chăm sóc của chủ cũng thúc đẩy quá trình mốc gà nhanh hơn.
Thứ 1: Con gà được nuôi ở chỗ ẩm thấp, thiếu ánh nắng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Thứ 2: Con gà chọi sau khi xoay xổ, vần tập hay đi đá độ về thường được chăm sóc qua loa và làm vệ sinh không kỹ càng dễ tạo cho con gà bị nấm da (mốc trắng) hay bị lác đồng tiền xuất hiện trên da vài ngày hay 1 tuần sau đó khi gà bắt đầu bóc tang.
Có 2 dạng gà bị mốc lác thường gặp gồm:
- gà bị lác mặt
- gà bị lác mồng
Những cách ngăn ngừa bệnh ở gà
Sau khi làm nước cho gà sau trận đấu, gà cần được lau cho khô. Dùng rượu có nồng độ cồn cao (40 độ) phun khắp người gà và lấy khăn sạch lau khô. Sau đó phơi nắng cho gà khô hoặc lấy máy sấy tóc thổi cho bộ lông và con gà được khô đi.
Tránh rửa nước muối, nếu phải rửa cho gà bằng nước muối thì phải lau cho gà khô đi, sau đó phơi nắng cho khô hay dùng máy sấy tóc thổi cho con gà hoàn toàn khô lông và thân mình trước khi cho vào chuồng.
Cách chữa trị bệnh hiệu quả ở gà chọi
Thành phần của phương thuốc trị lác và mốc mặt ở gà gồm có:
- Rượu Vodkaka hoặc rượu trắng nặng độ (40 độ trở lên) , 0,5 lit
- Quế vỏ 0,2kg
- Củ nghệ vàng 0,1 kg
- Củ gừng 0,1kgLiều lượng cách dùng;
- 2 vỏ quả măng cụt (không có cũng được)
Ngâm 1 tháng rồi dùng chổi lông quét (hoặc thấm vào giẻ sạch rồi lau ) lên chỗ mốc 2 ngày làm 1 lần, vừa đỏ da gà vừa chống muỗi vừa làm cho da dày lên, làm sạch mặt da, kháng khuẩn vừa dưỡng da.
Bạn có thể dùng thuốc này dưỡng quanh năm ít phải dùng nước chè để om mà gà vẫn có khả năng sung mãn bền bỉ nhưng khi gà đã hết mốc lác thì chỉ nên dùng 1 tuần / 1 lần. Đặc biệt không dùng khi gà yếu nhược do thuốc này rất nóng. Như vậy là bạn đã biết một cách chữa mốc cho gà chọi khá hữu hiệu rồi.
Trang artiocom.com chia sẻ đến anh em những kinh nghiệm chăm nuôi gà chọi của mình. Chúc các bạn thành công