Bệnh cầu trùng (bệnh Guboro) là một trong những bệnh phổ biến và đáng sợ ở gà. Điều này là do một số loại viruss cầu trùng như Eimeria tenella ký sinh ở ruột thừa và Eimeria sepatrix ký sinh ở ruột non. Cả hai trường hợp đều khiến gà bị tiêu chảy ra máu. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến thiệt hại to lớn về kinh tế. Guboro là bệnh do virus gây ra, chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh này thường xảy ra ở gà từ 1 đến 12 tháng tuổi. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra, bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết đặc điểm của bệnh, cách điều trị và phòng trừ.
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cầu trùng
Virus Gumboro được lây lan thông qua các hình thức sau đây
- Lây qua con đường hô hấp
- Do không đảm bảo vệ sinh chuồng trại chăn nuôi
- Do di chuyển từ mẹ sang con.
Đảm bảo vệ sinh tốt cho chuồng trại chăn nuôi là yếu tố đầu tiên mà người dùng cần phải đặc biệt lưu ý trong quá trình phòng chống bệnh Gumboro. Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh chính là nơi trú ngụ lý tưởng đối với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Để phòng ngừa bệnh Gumboro, người nuôi sử dụng vacxin Nobilis Gumboro 228E hoặc Gum D78 theo khuyến cáo của các chuyên gia thú ý với liều lượng và tỷ lệ phù hợp. Việc tăng cường sức đề kháng cho gà là một trong những điều vô cùng quan trọng.
>>> Xem thêm nhiều bài viết Các bệnh ở gà chọi Tại đây
Những dấu hiệu nhận biết bệnh cầu trùng ở gà
Như cũng đã nói qua ở phần trên thì bệnh cầu trùng do vi khuẩn cầu trùng Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập tế bào ruột thông qua đường tiêu hóa của gà. Làm phá vỡ mạch máu gây ra tình trạng xuất huyết dẫn đến gà bị cầu huyết (phân lẫn máu) hoặc phân ở dạng sáp.
Triệu chứng biểu hiện của gà bệnh thường là gà ủ rũ, lười đi lại, lông xù, uống nhiều nước. Bệnh cầu trùng gà thường ở 2 thể là:
- Cầu trùng ruột non: gà đi ngoài ban đầu phân có màu trắng hoặc xanh. Sau chuyển dần sang màu nâu đậm hoặc có dính máu và chất nhầy.
- Cầu trùng manh tràng: Gà đi ngoài ra máu tươi, hậu môn dính bết máu. Nếu bệnh nặng hơn có thể thấy cả hiện tượng thần kinh ở gà.
Một số phương pháp chữa trị bệnh
Bệnh cầu trùng khá nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tổn thất lớn. Nếu nhẹ thì khiến gà còi cọc, chậm lớn. Còn nếu nặng gây ra xuất huyết đường tiêu hóa dẫn đến cái chết. Đồng thời, còn khiến lây lan sang cá thể khác trong đàn. Và tạo cơ hội cho nhiều bệnh khác phát sinh.
Để điều trị bệnh thì có hai cách, nhưng cả hai cách đều phải bổ sung các loại vitamin K, A, E. Và selenium, Vimix Plus để tăng cường sức đề kháng. Và giảm thiểu mức độ tử vong của gà khi mắc bệnh.
Cách 1: Dùng 1g thuốc Vimeox –SPE3 pha với 0.5 lít nước (hoặc trộn cùng 0.25g thức ăn) để cho gà uống liên tục trong vòng 5 ngày. Kết hợp với việc quan sát mức độ tiến triển bệnh.
Cách 2: Dùng thuốc Vicox – Toltra pha theo tỉ lệ 1:1 vào nước cho gà uống liên tục 2 ngày.
Lưu ý: Phải đảm bảo cho máng ăn, máng uống của gà luôn được sạch sẽ.
Những phương pháp ngăn ngừa bệnh ở gà chọi
“Phòng tránh bệnh hơn chữa bệnh” nếu không muốn gà mắc bệnh; thì tốt nhất phải có một biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Bên cạnh việc tiêm vacxin định kỳ cho gà thì bà con cần phải làm một số việc như sau. Để phòng tránh bệnh cầu trùng cũng như một số loại bệnh nguy hiểm khác xảy ra phổ biến ở gà.
- Thường xuyên dọn dẹp, thay đệm lót chuồng trại
- Sử dụng vôi bột hay một số loại thuốc khử trùng chuyên dụng để diệt vi khuẩn, nấm mốc
- Giữ chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo làm giảm cơ hội cho vi trùng và vi khuẩn gây hại trên gà
- Sử dụng hợp chất Vime – Iodine phun định kỳ 3 tuần 1 lần
- Khi phát hiện gà bệnh cần cách ly ngay để tránh lây lan và chăm sóc được thuận tiện hơn.
Trên đây là những chia sẻ cho bà con nông dân về đặc điểm và cách chữa trị bệnh cầu trùng hiệu quả. Hy vọng rằng với những kiến thức ở trên sẽ giúp cho bà con hạn chế được tối đa những thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các bệnh thường gặp xảy ra ở gà theo từng độ tuổi để có lộ trình điều trị bệnh cho gà được hiệu quả và nhanh chóng
Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.