Cá diêu hồng là đối tượng nuôi chủ lực ở Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chất lượng con giống giảm sút, môi trường nước xấu, dịch bệnh nhiều, tỷ lệ hao hụt cao dẫn đến giá thành sản xuất cao và từ đó giảm lợi nhuận cho người nuôi. Cá diêu hồng hiện được coi là đối tượng chủ lực, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Trong quá trình nuôi, môi trường không đảm bảo, dịch bệnh tràn lan, cá bị stress gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, sau đây là chi tiết một số bệnh thường gặp trên cá diêu hồng.
Mục Lục
Bệnh do ký sinh trùng gây ra
Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương.
Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
Cách phòng trị: Ao ương hoặc nuôi cá phải có sục khí.
Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 – 30ml/m3 trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150ml/m3 nếu trị trong 15-30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2-5g/10m3 trị thời gian dài và từ 20 – 50g/10m3 trị trong 15 – 30 phút, cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1-3% trị thời gian dài và 1-2% trị trong 10-15 phút.
>>> Xem thêm chuyên mục các bệnh ở thủy sản tại đây.
Bệnh xuất huyết ở cá diêu hồng
Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.
Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra.
Bệnh thường xuất hiện ở cá rô phi đỏ nuôi bè.
Biện pháp đề phòng: là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa.
Nên định kỳ bón khử trùng nơi cho ăn.
Cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.
Bệnh cá trương bụng do thức ăn
Thường xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi.
Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp.
Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn.
Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic…)
Bệnh trùng quả dưa ở cá diêu hồng
Tác nhân gây bệnh: Trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifilis.
Dấu hiệu bệnh lý:
Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ. Màu hơi trắng đục (đốm trắng, còn gọi là vảy nhót), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh thường nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ. Lúc đầu, cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa. Trùng bám nhiều ở mang làm cá ngạt thở. Khi quá yếu, cá ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.
Phân bố và lây lan bệnh:
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi nước ngọt; thường phát vào mùa xuân, mùa đông.
Phòng trị bệnh:
Dùng Formalin nồng độ 200 – 250 ppm (200 – 250 ml/m3) tắm trong 30 – 60 phút hoặc nồng độ 20 – 25 ppm (20 – 25 ml/m3) phun xuống ao 2 lần/tuần.