Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng tại đảo Tam Hải, huyện Nội Thành, tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam có hơn 8.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có gần 3.000 ha nước mặn, lợ. Những năm gần đây, nông dân đã tận dụng lợi thế sẵn có này để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Mô hình nuôi cá chim vây vàng được thực hiện bằng lồng, quy mô 150 m3, số lượng thả nuôi 6000 con.
Mục Lục
Phát triển nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
Trên thế giới, nghề nuôi cá biển luôn đem lại những kết quả to lớn. Thành công của nhiều nước trong lĩnh vực này đã thúc đẩy những nước có biển tích cực nuôi thương phẩm các loài cá có giá trị kinh tế cao (trong đó có cá chim vây vàng). Là một nước có tiềm năng phát triển nghề nuôi biển (với đường bờ biển dài hơn 3.200 km trải dài từ Bắc vào Nam. Hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trên 400 nghìn ha mặt nước ven biển; có nhiều eo vịnh, đầm phá…Có khả năng sử dụng để nuôi trồng thủy sản). Trước đây, Việt Nam chủ yếu nuôi cá chim vây vàng bằng lồng.
Những năm gần đây, Việt Nam còn nuôi cá trong ao đất (được tận dụng từ các ao nuôi tôm bỏ hoang do dịch bệnh). Năm 2012, trường Đại học Nha Trang đã thành công trong việc nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng bằng thức ăn tổng hợp. Vì vậy, năm 2014, trường đã triển khai xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này tại hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Bình.
Mô hình nuôi cá chim vây vàng lồng bè trên sông
Mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng bè được thực hiện với quy mô 150 m3. Số giống thả 6.000 con, mật độ cá thả nuôi ban đầu 40 con/m3; thời gian thực hiện 6 tháng. Khi tham gia mô hình các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ 70% con giống; 70% chi phí thức ăn và men tiêu hóa cho cá; đối ứng 30% con giống, thức ăn và men tiêu hóa còn lại.
Cá chim vây vàng là giống cá hoàn toàn mới đối với bà con nông dân tại điểm trình diễn. Nên ban đầu chuyển giao kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn do các hộ dân thiếu mạnh dạn đầu tư đối ứng. Và không có kinh nghiệm với đối tượng giống mới. Nắm được những khó khăn đó, với kinh nghiệm chuyển giao kỹ thuật. Cán bộ chỉ đạo mô hình đã khéo léo vận động các hộ dân nhiệt tình tham gia xây dựng điểm trình diễn.
Mô hình bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của bà con ngư dân về phương thức nuôi cá có áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Nuôi cá theo hướng thực phẩm an toàn có sự quản lý; giám sát sức khỏe thủy sản, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm; và cách ly với mầm bệnh hạn chế những rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Mô hình mở ra triển vọng mới trong nuôi cá nước mặn
Sau hơn 5 tháng nuôi cho thấy, cá đạt trọng lượng 500 g/con. Tỷ lệ sống trung bình trên 80%. So với một số loại cá nước lợ khác như hồng mỹ, chẽm, mú,…Thì cá chim vây vàng cho lợi nhuận cao hơn hẳn. Trong khi nhiều loại cá khác phải đạt trọng lượng 1 kg trở lên mới cho thịt ngon và bán được giá. Thì cá chim vây vàng chỉ cần nặng trên 300g là có thể bán tỉa; chất lượng thịt vẫn đảm bảo. Hiện nay, giá bán giao động từ 130.000-150.000 nghìn đồng/kg.
Có thể nói rằng việc nuôi thành công cá chim vây vàng lồng bè sẽ mở ra triển vọng mới trong nuôi cá nước mặn, lợ. Làm đa dạng đối tượng nuôi, hướng tới phát triển bền vững; hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ tiêu dùng; và xuất khẩu góp phần tạo công ăn việc làm. Tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà.
Hy vọng bài viết của chúng tôi mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.