Cá thát lát thường sống ở cửa sông, kênh rạch, ao, ruộng … cá chịu được nước có hàm lượng ôxy và pH thấp, có thể sống ở các đầm nước lợ ven biển.
Tất cả các vùng nước của đồng bằng sông Cửu Long đều có cá thát lát, nhất là ở những vùng trũng. Đây là loài ăn tạp thiên về động vật, cá có thể ăn côn trùng, động vật thân mềm giáp xác, cá con, sinh vật phù du, rễ cây thủy sinh … Khả năng tăng trọng thấp, một năm tuổi dài trung bình 16cm, nặng 40-60g / con. Nuôi trong ao đạt 100g / con sau 12 tháng nuôi. Dưới đây là thông tin về các bệnh thường gặp ở cá thát lát.
Mục Lục
Bệnh nấm thủy mi ở cá thát lát
Triệu chứng: da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nhỏ mềm. Sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành từng búi như bông.
Chữa trị: tắm cho cá trong nước muối 2 – 3% từ 5 – 10 phút.
Bệnh trùng bánh xe ở cá thát lát
Triệu chứng: da cá màu xám, thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục.
Chữa trị: tắm cho cá trong nước muối 2 – 3% từ 5 – 15 phút hoặc CuSO4 nồng độ 2 – 5ppm từ 5 – 15 phút hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5 – 0,7ppm xuống ao.
Bệnh trùng quả dưa
Triệu chứng: thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ.
Chữa trị: dùng CuSO4 phun xuống ao để chữa trị.
Bệnh lở loét
Dấu hiệu bệnh lý: cá bị xuất huyết, lở loét và các vết loét lan rộng toàn thân. Mang, hậu môn bị xuất huyết và viêm nặng. Bụng chứa nhiều dịch nhờn. Khi các vết loét ăn vào tới xương thì cá sẽ chết.
Nguyên nhân: bệnh lở loét gây ra bởi virus Rhabdovirus. Virus thường xâm nhập qua đường ruột, mang, mắt, các vết trầy xước trên cơ thể cá.
Phòng và trị bệnh: đối với bệnh này thì không có thuốc đặc trị, phòng bệnh là chính. Định kỳ 2 tuần xử lý nước ao nuôi bằng các loại hóa chất diệt khuẩn như: tạt vôi liều lượng: 2 kg/100 m3, tắm cho cá bằng muối ăn 1% trong 30 phút. Hoặc tắm bằng thuốc tím KMnO4 (liều lượng 10 g/m3) từ lô đến 30 phút. Khi cá có dấu hiệu bệnh lý, trộn các loại kháng sinh amoxicillin, doxycylline, cephalexin vào thức ăn hàng ngày của cá. Thực hiện liên tục trong 5 ngày. Định kỳ bổ sung vitamin C và Premix khoáng vào thức ăn nhằm giúp cá tăng cường sức đề kháng bệnh.
Bệnh ký sinh trùng
Ngoại ký sinh: bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa. Dấu hiệu bệnh lý: thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ. Diệt ngoại ký sinh bằng cách tắm cho cá trong nước muối 1% hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5 – 0,7ppm xuống ao. Ngoài ra, dùng có thể dùng Formol nồng độ 25 – 30ml/m3 tắm cá để diệt ngoại ký sinh.
Nội ký sinh: Các loại sán lá đơn chủ 16 móc, sán lá 18 móc, giun tròn, … Xử lý bệnh nội ký sinh cho cá bằng cách định kỳ sổ nội ký sinh bằng Praziquantel, Vimax, Ivermectin, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 3 ngày định kỳ 1 lần/tháng.
Trên đây là “Thông tin chi tiết về một số bệnh phổ biến ở cá thát lát”. Hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích cho nhà nông.
Đừng quên theo dõi chúng tôi qua website: artiocom.com bạn nhé!