Bệnh gan thận mủ ở trên cá tra do loại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra, xảy ra ở hầu hết những vùng ương giống và nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh gan thận mủ sẽ xuất hiện quanh năm trên cá tra và tập trung vào 03 tháng đầu khi mới bắt đầu thả nuôi, cao điểm bệnh xuất hiện là sẽ vào mùa mưa lũ nhất là tháng 7, tháng 8 hằng năm. Bệnh có thể sẽ xuất hiện từ 3 – 5 lần trong một vụ nuôi và có thể gây chết đến trên 50%.
Mục Lục
Hình thức lây nhiễm
Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng một ao, từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác; mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá khỏe qua dụng cụ chăm sóc có mang mầm bệnh (như thau, vợt, lưới,…).
Triệu chứng thường xảy ra
Những đốm mủ nhỏ
Bệnh này nếu nhẹ thường khó được phát hiện sớm do cá bệnh ít có biểu hiện bên ngoài. Cá bị nhiễm bệnh gan thận mủ thường ăn kém hoặc bỏ ăn tùy theo bệnh nhẹ hay nặng. Quan sát bên ngoài có thể thấy bụng hơi sưng to, mắt bị đục. Cá bệnh thường bơi lờ đờ gần bề mặt ao . Khi mổ bụng cá ta thường thấy những đốm trắng nhỏ (như đốm mủ) trên bề mặt của một số cơ quan như gan, thận và lách (Hình chụp).
Nếu nặng, cá bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước, thường nhào lộn và xoay tròn, thường không phản ứng với tiếng động; những tổn thương ở gan lan rộng làm gan không còn chức năng khử độc và lọc máu, làm chất độc tích tụ trong cơ thể kết hợp với những yếu tố khác làm cá chết. Một số cá xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết tòan thân và nếu xuất huyết trầm trọng thì khi nhấc cá ra khỏi nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá và khi mổ một số cá mới chết thì thấy túi mật bị vỡ, dịch mật lan tràn khắp nội tạng do ống dẫn mật và túi mật đã họai tử.
Màu sắc có sự biến đổi
Một số cá có biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều đốm lớn, nhỏ trên da. Số lượng cá chết hàng ngày tăng cao và tỷ lệ tăng dần. Tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, trong điều kiện thí nghiệm. Chỉ khỏang 3-4 ngày là tòan bộ số cá nuôi trong bể đều nhiễm bệnh. Vì vậy việc điều trị phải làm triệt để và đồng bộ.
Cá bị bệnh thường chết nhanh sau vài ngày hoặc cá chết rải rác trong vài tuần hoặc kéo dài hơn. Khi cá mắc bệnh ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Cá bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, ít phản ứng với những tác động xung quanh. Giai đoạn tiếp theo, cá bệnh có hiện tượng da nhợt nhạt. Mặc dù bên ngoài không có những biểu hiện bệnh rõ ràng. Nhưng bên trong nội tạng xuất hiện nhiều đốm trắng (ổ mủ) trên gan, thận và lách.
Cách phòng chống và phòng bệnh gan thận mủ
Để phòng, chống dịch bệnh gan thận mủ, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm cần tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 02 – 20: 2014/BNNPTNT do Bộ NN và PTNT ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014.
Ngoài ra, cần lưu ý thêm một số nội dung sau: Nước xả, chất thải từ ao đang nuôi phải được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y bằng vôi bột, hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Trường hợp ao xảy ra bệnh ở vụ trước; cơ sở nuôi phải xử lý nước đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi xả thải. Bên cạnh đó, cơ sở nuôi cần chọn giống cá tra khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Mật độ thả nuôi theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.
Thức ăn phòng bệnh
Về thức ăn, cơ sở nuôi cần sử dụng thức ăn có các thành phần; kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá, không mang mầm bệnh. Sử dụng vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y có thẩm quyền. Hàng ngày, theo dõi sức khỏe cá như: màu sắc, khả năng hoạt động, lượng thức ăn tiêu thụ; kiểm tra màu nước, các chỉ tiêu môi trường, sự xuất hiện của các yếu tố địch hại. Khi cá có dấu hiệu bất thường, chủ cơ sở nuôi phải thông báo ngay cho cơ quan thú y; để xác định kịp thời tác nhân gây bệnh.
Biện pháp phòng bệnh
Về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; cơ sở nuôi cần kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi. Như DO (hàng ngày), pH, độ kiềm (02 ngày/lần), H2S, NH3 (1 tuần/1 lần). Không dùng chung dụng cụ giữa các ao, lồng, bể. Dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi sử dụng. Người làm việc tại cơ sở nuôi phải thực hiện vệ sinh, khử trùng khi ra, vào cơ sở. Cá bệnh, cá chết và chất thải của ao bị bệnh phải được thu gom. Và xử lý kịp thời theo hướng dẫn của cán bộ thú y, cơ quan quản lý thú y thủy sản.
Trang artiocom.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.