Cá bống bớp là một loài cá khá phổ biến của vùng nước lợ với giá trị dinh dưỡng cao. Có thể nói loài cá này được ví giống như “con làm giàu” và bởi khả năng đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi không đúng, cá xuất hiện một số hiện tượng như xuất huyết, lở loét do vi khuẩn gây nên. Những căn bệnh này lây lan rất nhanh và cũng dễ gây thành dịch.
Với chi phí đầu tư cho quá trình chăn nuôi cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên hơn thế, dịch bệnh càng lây lan, cá hàng loạt, dẫn đến trắng tay cho người nuôi. Hiểu được những khó khăn trong quá trình nuôi cá bống bớp. Chính vì thế, artiocom.com xin được cung cấp thêm kiến thức về một số bệnh trên cá bống bớp để bà con tham khảo. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trên cá bống bớp, vì vậy bà con cần chú ý đến các dấu hiệu để có biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả nhất nhé!
Mục Lục
Một số bệnh trên cá bống bớp và cách phòng bệnh
Mặc dù vậy, nhiều bà con vẫn đang “vấp” phải nhiều khó khăn trong quá trình nuôi cá bống bớp. Nhất là với những người mới “bước chân vào nghề”. Trong đó, dịch bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của vụ nuôi. Dưới đây, là những chia sẻ đến bà con cách phòng trị những bệnh thường gặp trên cá bống bớp hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi!
Bệnh trùng bánh xe – Bệnh phổ biến ở cá bống bớp
Trùng bánh xe là loài sống ký sinh phổ biến trên các loài cá nói chung. Họ trùng bánh xe có nhiều giống, nhưng sống ký sinh phổ biến nhất trên cá bống bớp là giống trùng bánh xe Trichodina sp. Dấu hiệu: Thông thường, khi cá mới nhiễm bệnh thường có nhiều nhớt màu trắng đục xuất hiện trên thân cá. Bà con có thể quan sát rất rõ dấu hiệu này khi cá bơi trong nước.
Da cá chuyển sang màu xám và thường nổi lên mặt nước hoặc tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng, trùng bánh xe ký sinh ở các mang cá gây phá hủy tơ mang khiến cá bị ngạt, quan sát thấy mang cá đầy nhớt và bạc trắng, hoạt động cá hỗn loạn. Ở giai đoạn cuối, cá lật bụng rồi chìm xuống đáy ao và chết.
Cách phòng trị: Để phòng bệnh trùng bánh xe, biện pháp hiệu quả nhất là bà con cần đảm bảo vệ sinh cho ao nuôi, cải tạo đúng kỹ thuật và bón vôi diệt khuẩn trước mỗi vụ nuôi, không thả nuôi với mật độ quá dày, bổ sung định kỳ men vi sinh để xử lý ô nhiễm ao nuôi,… Để trị bệnh, bà con có thể dùng nước muối ăn 2-3% hoặc hóa chất CuSO4 tắm cho cá từ 5-15 phút.
Bệnh đỉa nguy hiểm
Đỉa thường sống ký sinh trên nắp mang, trên mang và da cá,… chúng hút chất dinh dưỡng trên cá bống bớp. Loài đỉa mà chúng tôi muốn nói đến chính là Oceanobdella sexoculata (Malm, 1963). Dấu hiệu: Khi quan sát, bà con dễ dàng nhận thấy vị trí bị đỉa ký sinh có dấu hiệu bị phá hoại. Cá mất máu ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khi bệnh nặng, cá có thể chết do mất nhiều máu và hô hấp khó khăn. Cách phòng trị: Không để độ mặn trong các ao nuôi tăng cao. Khi cá bệnh, bà con cần kịp thời sử dụng hóa chất Formalin hoặc TCCA với nồng độ thích hợp tắm cho cá hoặc phun xuống ao.
Bệnh lở loét do vi khuẩn Vibrio vulnificus
Bệnh lở loét thân trên cá bống bớp được xác định là do vi khuẩn Vibrio vulnificus gây ra bệnh. Đặc biệt nghiêm trọng do có khả năng lây lan rất nhanh trong ao nuôi và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Dấu hiệu: Khi nhiễm bệnh, quan sát có bống bớp sẽ thấy những dấu hiệu phổ biến. Như: thân cá bị lở loét, cụt râu, xuất hiện đốm ở vùng da quanh miệng hoặc vùng hậu môn, vây lưng,… Cách phòng trị: Sử dụng bột tỏi và bột gừng trộn vào thức ăn cho cá để trị bệnh. Đồng thời bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất để giúp cá tăng cường hệ miễn dịch.
Bệnh do nấm
Cá thường nhiễm bệnh vào mùa đông, khi nhiệt độ nước trong ao nuôi giảm thấp. Triệu chứng: Xuất hiện đốm trắng có đường kính 2mm ở các cơ quan bị nhiễm. Cá thường tập trung lại gần nơi có nước chảy, hoặc cọ mình vào vật bám ven bờ. Điều này rất dễ gây tổn thương cho cá. Điều trị bệnh: Tắm cá trong nước ngọt khoảng 10 – 15 phút. Sau đó tắm nhanh bằng dung dịch formaline 10 – 30ml/100lít nước biển có sục khí mạnh từ 10 – 15 phút.
Kết luận
Ngoài những điều kể trên, bà con cần tuân thủ theo các kỹ thuật nuôi được các chuyên gia khuyến cáo. Cải tạo ao nuôi hợp lý, bón vôi diệt khuẩn, bón vi sinh, cấp nước đã diệt tạp,… Bên cạnh đó, bà con nên thường xuyên quan sát các hoạt động của cá. Để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất. Chúc bà con vụ mùa bội thu!